Bài viết sau đây, 35Express sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung bài thu hoạch về luật an ninh mạng. Luật An ninh mạng được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố tại Lệnh công bố luật số: 06/2018/L-CTN ngày 25 tháng 06 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Nội dung bài thu hoạch về luật an ninh mạng
Câu 1: Luật an ninh mạng gồm bao nhiêu Chương, Điều và được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua; công bố; có hiệu lực ngày, tháng, năm nào?
Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 12 tháng 06 năm 2018; Luật An ninh mạng được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố tại Lệnh công bố luật số: 06/2018/L-CTN ngày 25 tháng 06 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Luật An ninh mạng gồm 07 Chương, 43 Điều, cụ thể:
- Chương I: Quy định về những quy định chung (từ Điều 01 đến Điều 09)
- Chương II: Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh Quốc gia (từ Điều 10 đến Điều 15)
- Chương III: Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng (từ Điều 16 đến Điều 22)
- Chương IV: Hoạt động bảo vệ an ninh mạng (từ Điều 23 đến Điều 29)
- Chương V: Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng (từ ĐIều 30 đến Điều 35)
- Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân (từ Điều 36 đến Điều 43)
- Chương VII: Điều khoản thi hành (Điều 43).
Câu 2: Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng bao gồm những nguyên tắc nào? Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng của Nhà nước?
Thứ nhất: Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng
Bảo vệ an ninh mạng đã được quy định tại Điều 4 – Luật an ninh mạng năm 2018, bao gồm 07 nguyên tắc sau đây:
“1. Tuân thủ Hiến Pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.
4. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
5. Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
6. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
7. Mọi hành vi va phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.”
Thứ hai: Những biện pháp bảo vệ an ninh mạng
Theo quy định tại Điều 5 – Luật an ninh mạng năm 2018 những biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
- Thẩm định an ninh mạng.
- Đánh giá điều kiện an ninh mạng.
- Kiểm tra an ninh mạng.
- Giám sát an ninh mạng.
- Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
- Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.
- Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng.
- Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
- Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật.
- Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tống tụng hình sự.
- Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng, trừ biện pháp như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Câu 3: Nhiệm vụ bảo vệ an toàn, an ninh mạng trong quân đội?
Sự chống phá của các thế lực thù địch vào an ninh mạng
Hiện nay đã xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng không gian mạng để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh, quốc gia, tuyên truyền chống phá chế độ, kích động biểu tình bạo loạn, thực hiện “cách mạng đường phố” đối với nước ta.
Chúng không ngừng đẩy mạnh chống phá nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; triệt để lợi dụng những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, môi trường, dân sinh; các sự kiện, vụ việc, các vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên… Để tuyên truyền, kích động chia rẽ nội bộ; kiên trì thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân dội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
Thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, nham hiểm và khó nhận biết hơn. Chúng tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông và internet, phát triển thêm nhiều trang mạng xã hội và blog, khai thác tối đa các dịch vụ tán phát trực tuyến trên mạng xã hội; chủ động chuẩn bị và liên kết lực lượng chặt chẽ, sẵn sàng tạo ra “điểm nóng” khi chính quyền can thiệp bằng biện pháp mạnh.
Rất có thể diễn ra cùng lúc có một số “điểm nóng” và có sự liên kết với nhau do các thế lực, tổ chức thực hiện. Chúng tiếp tục sử dụng các dạng “thư ngỏ”, “tâm thư”, “thơ ca”, “hiến kế”, “bình luận” với ngôn từ, lời lẽ ngụy tạo “tiến bộ, nhân văn”, “vì dân, vì nước”, “chống độc tài”… để đưa ra định hướng, đòi hỏi một “đường lối mới”, một “hiến pháp mới” thay cho đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Chúng kết nối, phát tán dày đặc thông tin xấu, độc trước, trong, sau các sự kiện chính trị, nhất là thời điểm chuẩn bị đại hội Đảng các cấp, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm; triệt để khai thác thông tin “lề trái” từ những lực lượng đối lập, các tổ chức phản động quốc tế; xuyên tạc, bịa đặt, trộn lẫn thật – giả, bình luận theo chiều hướng có vẻ là tích cực nhưng thực chất là nhằm lôi kéo dư luận và nhân dân đòi truy cứu trách nhiệm đối với lành đạo Đảng, Nhà nước và các lực lượng chức năng. Đối với quân đội, chúng sẽ tiếp tục khoét sâu vấn đề quốc phòng, chức năng, nhiệm vụ lao động sản xuất, làm kinh tế và xử lý các vấn đề trên biển Đông có liên quan đến Trung uốc để xuyên tác, kích động làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cùng với đó, chúng còn kết nối, liên thông với các nhóm hội về chính trị, các tổ chức “hội”, “đoàn”, nhóm phản động trong và ngoài nước; hoạt động của nhóm câu lạc bộ “học tập và làm theo Hồ Chí Minh”; một số hội nhóm “cờ đỏ”; tận dụng triệt để mạng internet, các đài phát thanh, truyền hình quốc tế (BBC, RTA, RFI, VOA) phát tán các tin, bài viết, tài liệu có nội dung chống đối, xuyên tạc trong các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh hoạt động của ưebsite “diễn đàn xã hội dân sự”, phong trào “bảo vệ môi trường”… Từ nay tới khi chúng ta tiến hành Đại hội XIII của Đảng, sự chống phá của các thế lực thù địch sẽ có chiều hướng gia tăng.
Nhiệm vụ bảo vệ an toàn, an ninh mạng trong quân đội
Thứ nhất: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thể lực thù địch, ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”. Trong đó, an ninh mạng, chiến tranh mạng là loại hình mới, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao, diễn ra hết sức phức tạp, với nhiều kiểu loại, không phân định ranh giới (địa lý hành chính, thời gian hay quy mô), nhưng hậu quả để lại khó lường. Nó có thể là nguyên nhân khởi đầu cho một cuộc chiến tranh bằng vũ lực. Vì thế, cán bộ, chiến sĩ cần nắm vững yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Thứ hai: Nhận thức đầy đủ những điểm mới về phương châm bảo vệ Tổ quốc trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Chiến lược Quân sự Việt Nam, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia…; phản ánh lập trường có tính nguyên tắc, mang tính mưu lược và kế sách, quy tụ và phát huy mọi nguồn lực, cả trong nước và ngoài nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia để bảo vệ Tổ quốc. Có tầm nhìn sâu, rộng hơn về không gian và thời gian bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba: Quán triệt, thực hiện đầy đủ những điểm mới về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Chiến lược Quân sự Việt Nam, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và chiến lược bảo vệ biến giới quốc gia… Bảo vệ Tổ quốc ngày nay không chỉ đơn thuần chăm lo việc phòng, chống địch đánh ta, lo chuẩn bị đối phó với chiến tranh xâm lược, mà còn phải lo giữ vững được sự ổn định chính trị – xã hội và môi trường hòa bình đất nước, phải lo tạo ra được thế ngăn ngừa, đẩy lùi mọi nguy cơ, lo góp phần thúc đẩy xây dựng đất nước ta mạnh lên về mọi mặt.
Do đó, thực hiện tốt việc phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời âm mưu “diễn biến hòa bình”; thúc đẩy suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; phòng chống âm mưu, thủ đoạn phá hoại an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng. Không ngừng xây dựng, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao, làm chủ các công nghệ mới, tự sản xuất các trang thiết bị thiết yếu, dành thế chủ động thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chủ động ngăn chặn, sẵn sàng đối phó hiệu quả và dành thắng lợi trong thắng lợi trong chiến tranh và xử lý các tình huống nảy sinh.
Thứ tư: Yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay đan xen xả thời cơ và thách thực, mà còn biểu thị rõ quyết tâm của Đảng ta xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do đó, việc quán triệt, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cần phải coi trọng nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trang thật sự là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, có số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, chủ động chuẩn bị lực lượng và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, đủ khả năng bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an quốc gia trong mọi tình huống…
Câu 4: Thực trạng thực hiện pháp luật an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng thực hiện pháp luật an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay:
Được thể hiện qua bốn phương diện như sau:
Thứ nhất: Tuân thủ pháp luật về an ninh mạng
Theo báo cáo thường niên về tình hình an ninh của Bộ Công an, năm 2028, hoạt động lừa đảo chiếm đạo tài sản trên mạng xã hội (facebook, zalo, viber,..) diễn biến phức tạp, nổi lên là tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức nhắn tin thông báo trúng thưởng qua mạng xã hội; làm quen với người bị hại, tạo lòng tin, hứa gửi tiền, quà tặng có giá trị, sau đó giả mạo nhân viên hải quan yêu cầu nạn nhân chuyển tiền làm các thủ tục thông quan để chiếm đoạt.
Thứ hai: Thi hành pháp luật về an ninh mạng
Theo nghĩa này thi hành pháp luật về an ninh mạng được hiểu là bắt buộc áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho các thành phần mạng đã xác định gồm thiết bị, cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng. Bắt buộc các tài nguyên vật chất của mạng phải được sử dụng đúng quy định.
Thứ ba: Sử dụng pháp luật về an ninh mạng
Theo Luật An ninh mạng, các chủ thể được thực hiện, không được thực hiện những hành vi nhất định nhằm bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc sử dụng pháp luật về an ninh mạng thực tế còn xa lạ với nhiều người.
Thứ tư: Áp dụng pháp luật về an ninh mạng
Phát hiện 352 vụ, 503 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông, tin học (tăng 17,73% số vụ so với cùng kỳ 2018). Đã khởi tố 164 vụ, 304 bị can (tăng 17,99% số vụ và tăng 6,29% bị can so với cùng kỳ năm 2018).
Bài viết trên đã giới thiệu đến các bạn nội dung bài thu hoạch luật an ninh mạng với đầy đủ các câu hỏi và câu trả lời chi tiết nhất.
Xem thêm: Quan hệ pháp luật là gì? Đặc điểm, yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật