Lê Đức Thọ là ai? Người Việt Nam duy nhất từ chối giải Nobel Hòa bình

Photo of author

Năm 1973, ông Lê Đức Thọ được Ủy ban Nobel chọn trao Giải Nobel Hòa bình. Khi ấy, ông đã không nhận, do hòa bình chưa thiết lập ở Việt Nam. Hãy cùng 35Express tìm hiểu Lê Đức Thọ là ai trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam bằng cách bấm vào đây hoặc đọc ngay bài viết này nhé!

Ông là một trong những nhà cách mạng thuộc lớp đầu tiên của ĐCS Việt Nam

Lê Đức Thọ là ai?

Tên thật của ông là Phan Đình Khải (1911 – 1990) đến từ Nam Định. Ông giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương, phụ trách nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1956-1982. Ông cũng là người trực tiếp phụ trách đoàn ngoại giao Việt Nam đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris. Bên cạnh đó, ông là anh trai của tướng quân hậu cần Đinh Đức Thiện và đại tướng Mai Chí Thọ (Wikipedia).

Ông là người Việt Nam duy nhất được trao giải Nobel Hòa bình

Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Lê Đức Thọ

Tên đầy đủ:Phan Đình Khải
Tên thường gọi:Lê Đức Thọ
Năm sinh:1911
Năm mất:13/10/1990
Tuổi:79 tuổi
Quê quán:Nam Định
Nơi mất:Hà Nội
Nghề nghiệp:Chính khách
Vợ:Nguyễn Thị Chiếu
Con cái:2 đứa
Anh/chị em:Đinh Đức Thiện
Mai Chí Thọ
 Ông là nhà ngoại giao và nhà cách mạng tài năng, lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 20

Xem thêm những bài viết hay liên quan đến Lê Đức Thọ trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây!

Cuộc đối đầu với “bộ óc thông thái nước Mỹ”

Khi ấy ông Thọ trở thành Cố vấn của đoàn đàm phán và truyền đạt ý kiến của TW. Trước khi lên đường, Bác Hồ căn dặn. “Đừng để nước Mỹ bẽ bàng, đừng xúc phạm nhân dân Mỹ vì Việt Nam chỉ chiến đấu với giới cầm quyền hiếu chiến của Mỹ. Về nguyên tắc quyết không nhượng bộ song về phương pháp thì “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Đồng chí Lê Đức Thọ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II

Kissinger được xem là bộ óc thông thái của nước Mỹ. Chính ông cũng phải thừa nhận bản thân sẽ làm tốt nếu không có sự xuất hiện của ông Thọ. Cuộc đàm phán diễn ra rất kịch tính. Phía Mỹ nhiều lần lật lọng. Họ không chấp nhận sự thua cuộc. Bên cạnh đó, họ cũng không muốn “bỏ” chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Đồng chí Lê Đức Thọ (trái) và Tiến sĩ Henry Kissinger

Trong cuộc họp ngày 8/1/1973, ông Thọ đã lên án Mỹ. Ông cho biết Mỹ đã gây ra đợt ném bom hủy diệt vào mùa Noel 1972. Đến 23/1/1973, 2 bên đạt được thỏa thuận cuối cùng. Cả 2 ký tắt hiệp định cùng 4 nghị định thư. Đến 27/1/1973, Hiệp định Paris chính thức được ký kết. Chính thức kết thúc cuộc đàm phán lịch sử kéo dài 5 năm với nhiều phiên họp gay cấn.

Khung cảnh diễn ra lễ ký Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973

Người Việt Nam duy nhất từ chối giải Nobel Hòa bình

Năm 1973, ông Thọ trở thành người châu Á đầu tiên được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Cả 2 được chọn vì những nỗ lực nhằm kết thúc chiến tranh vô nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, những người phản đối chiến tranh Mỹ ở Việt Nam phản đối trao giải cho Kissinger. Bởi ông này là người đóng vai trò gây chiến.

Chân dung Tiến sỹ Henry Kissinger

Chỉ có Henry Kissinger nhận giải thưởng này. Còn ông Lê Đức Thọ đã từ chối giải thưởng này. Lý do là vì hòa bình vẫn chưa lập lại ở nước ra. Hiệp định Paris vi phạm nghiêm trọng bởi chính quyền Mỹ và bè lũ tay sai. Ngoài ra, ông còn chỉ ra việc Mỹ đã có hành vi xâm lược đất nước ta hơn 20 năm. Và việc đặt kẻ xâm lược và người bị xâm lược ngang hàng nhau là phi lý và không chấp nhận được.

Cả hai người được Trao giải Nobel Hoà Bình năm 1973

Mặc dù ông từ chối nhận giải thưởng này, nhưng lịch sử giải Nobel vẫn ghi nhận ông là người Việt Nam duy nhất đoạt giải Nobel Hòa bình. Đó là do tất cả những nỗ lực của ông đem lại hòa bình cho đất nước. Theo dõi ngay Lê Đức Thọ để cập nhật các thông tin mới nhất của anh trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây nhé!

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating