Bổ ngữ là gì? Tổng hợp kiến thức về bổ ngữ trong Tiếng Việt và Tiếng Anh

Photo of author

Sau nhiều năm mài ghế nhà trường, những kiến thức dường như dần chìm vào quên lãng. Vì vậy, liệu bạn có phân biệt được bổ ngữ là gì trong tiếng Anh và tiếng Việt không? Hãy cùng 35Express tổng hợp lại các kiến thức về nó nhé!

Bổ ngữ là gì?

Bổ ngữ là một thành phần phụ trong câu, nó thường đứng trước hoặc sau động từ và tính từ để tạo thành một cụm động từ hay là một cụm tính từ.

Ví dụ: Mùa hè năm nay rất nóng. (Từ “rất” là bổ ngữ được đứng trước tính từ “nóng” để tạo thành một cụm tính từ “rất nóng”)

bo-ngu-la-gi-1-35express

Phân loại bổ ngữ trong tiếng việt

Theo trong sách giáo khoa mà các bạn đã được học thì bổ ngữ được chia làm 2 loại là:

  • Bổ ngữ gần: là các hành động đang xảy ra trực tiếp
  • Bổ ngữ xa: là nói đến các hành động gián tiếp

Tuy nhiên, theo các nguồn tham khảo khác, bổ ngữ còn có nhiều loại khác nhau mà sách giáo khoa đã không đề cập đến, bao gồm:

Bổ ngữ đối tượng

Bổ ngữ đối tượng thường được tạo thành từ danh từ, danh ngữ và đại từ, nó biểu thị các sự vật có mối quan hệ chặt chẽ với động từ hay tính từ trung tâm. Biểu ngữ đối tượng có thể kết nối với động từ và tính từ theo lối

phan-loai-bo-ngu-trong-tieng-viet-35express

Bổ ngữ trực tiếp

Không dùng quan hệ từ: Thường đứng sau vị ngữ và trả lời cho câu hỏi Ai?, Cái gì?,…

Xem thêm: Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Cách phân biệt chủ ngữ và vị ngữ chuẩn

Ví dụ: Cô ta đã đọc những cuốn sách này. (Câu ví dụ này đã trả lời cho câu hỏi “Ai đã đọc những cuốn sách này?”).

Bổ ngữ gián tiếp

Có dùng quan hệ từ: Dùng để trả lời cho câu hỏi Cho ai?, Cho cái gì?

Ví dụ: Tôi đang đi mua đồ cho mẹ. (Trong câu này, dùng để trả lời cho câu hỏi “Tôi đang đi mua đồ cho ai?).

Bổ ngữ tình thái

Là do các tiểu loại phụ từ tạo thành, dùng để biểu thị các tình thái ở các trạng thái, tính chất hay diễn biến của các hành động và thường nó sẽ đứng trước động từ hoặc tính từ.

Ví dụ: Hồi còn nhỏ, tôi rất thích chơi đá banh. (Bổ ngữ “rất” giúp cho người nghe hiểu được sự say mê chơi đá banh của tôi hồi còn nhỏ).

Bổ ngữ miêu tả

Được tạo thành từ một từ hay một cụm từ, dùng để biểu thị tính chất, mục đích,… để bổ nghĩa cho động từ, tính từ trung tâm và nó thường được đứng sau động từ.

Ví dụ: Cái áo của anh ấy trông rất đẹp.

Bổ ngữ trong Tiếng Anh là gì?

Bổ ngữ trong tiếng Anh là “Complements” là thành phần bổ sung ý nghĩa cho câu giúp câu văn hoàn chỉnh hơn, nó có thể là một từ, một cụm từ hay là một mệnh đề.

Ví dụ: He is a doctor. (“A doctor” chính là bổ ngữ cho động từ “is” để làm cho câu văn hoàn chỉnh hơn).

bo-ngu-trong-tieng-anh-la-gi-35express

Vị trí của bổ ngữ trong tiếng anh

Bổ ngữ có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau nên ý nghĩa và chức năng cũng sẽ khác nhau, vì vậy chúng ta cần phải nắm vững các vị trí của bổ ngữ để sử dụng sao cho đúng ngữ pháp.

Đóng vai trò bổ ngữ cho chủ ngữ

Được ký hiệu là Cs (subject complement), thường đứng ngay sau động từ và động từ nối. Với công thức như sau:

S + V + Cs

Ví dụ: She feels tired

Đóng vai trò bổ ngữ cho tân ngữ

Được ký hiệu là Co (object complement), thường đứng sau tân ngữ trực tiếp (direct object). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sẽ có hai tân ngữ cùng lúc, như vậy ta sẽ bổ sung thêm thành phần phụ phía sau để nhấn mạnh cho tân ngữ trực tiếp.

S + V + Direct Object (Do) + Co

Ví dụ: Many students (S) find (V) literature (Do) boring (Co).

cach-su-dung-bo-ngu-trong-tieng-anh-35express

Cách sử dụng bổ ngữ trong tiếng anh

Bổ ngữ có thể là:

  • Danh từ. Ví dụ: She is my sister.
  • Cụm danh từ. Ví dụ: I will visit a new country with my friends.
  • Danh động từ. Ví dụ: Her favorite hobby is playing badminton.
  • Đại từ. Ví dụ: This pen is mine, not Jack’s.
  • Tính từ. Ví dụ: I feel him very kind.
  • Động từ nguyên thể. Ví dụ: I decided to go on a diet last week.
  • Phó từ. Ví dụ: LiLy takes care of her grandparents carefully.
  • Mệnh đề.Ví dụ: I’m studying at JC University specialize in Business Administration.

Bài viết trên đã tổng hợp các kiến thức về bổ ngữ là gì? trong cả tiếng Anh và tiếng Việt và giúp bạn phân biệt được giữa hai bổ ngữ đó khác biệt nhau như thế nào. Hy vọng bài viết này sẽ có ích đối với các bạn. Đừng quên theo dõi 35Express mỗi ngày nhé!

Xem thêm: Trạng ngữ là gì? Các loại trạng ngữ nào? Những lưu ý khi sử dụng

5/5 - (2 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating