Stem và Steam là gì? Phương pháp học và giáo dục STEAM – STEM

Photo of author

Giáo dục là nền móng của đất nước, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của tương lai. Có lẽ với những câu như này không ai trong chúng ta là chưa từng một lần nghe đến, hiểu và muốn phát triển nó. Chính vì vậy mà nhiều phương pháp học hiện đại, hiệu quả ngày một nhiều và tính ứng dụng cao. Trong đó phải kế tới STEM một phương pháp học hiệu quả được nhiều phụ huynh đánh giá cao và nhiều trường quốc tế đưa vào giảng dạy. Vậy Stem và Steam là gì? Hãy cùng 35express tham khảo chi tiết nhé.

STEM là gì?

STEM là một cụm từ viết tắt của các từ như sau: Khoa học (SCIENCE), Công nghệ (TECHNOLOGY), Kỹ thuật (ENGINEERING) và Toán học (MATH).

Hiện nay việc giáo dục theo phương pháp STEM không chỉ đơn giản là liên kết bốn yếu tố nói trên lại với nhau mà giờ đây nó được hiểu ngầm như là một triết lý giáo dục, một phương châm giáo dục mà trong đó có sự lồng ghép của nhiều yếu tố trong đó có 4 yếu tố kể trên. Đặc biệt trong phương pháp này đề cao tính thực tế và các kỹ năng giảng dạy. Nhằm tạo ra một môi trường, không gian học tập tự nhiên và thực tế nhất.

Xem Thêm:  Tính từ là gì? Vị trí và khả năng kết hợp của tính từ, cụm tính từ

STEAM là gì?

Gần giống như STEM thì STEAM là một cụm từ viết tắt của các từ sau: Khoa học (SCIENCE), Công nghệ (TECHNOLOGY), Kỹ thuật (ENGINEERING), Nghệ thuật (ART) và Toán (MATH). Không khác gì nhiều so với STEM, STEAM còn đưa vào yếu tố nghệ thuật để tăng tính sáng tạo cũng như năng khiếu của người học được phát huy tối đa.

steam-la-gi

 

Làm sao để thay đổi phương pháp học của học sinh với phương pháp giáo dục STEM và STEAM

Trước khi có phương pháp STEM và STEAM thì cũng đã có rất nhiều phương pháp dạy học như: dạy học tích hợp liên môn, dạy học dự án,… mà để áp dụng được không phải là điều dễ dàng bởi vì để thay đổi được những phương pháp cũ đã tồn tại từ lâu là vấn đề khó khăn.

STEM và STEAM chú trọng và tính thực tế và sự kết hợp. Như chúng ta thấy bình thường những tiết học của chúng ta sẽ được phân theo môn, không có sự liên kết giữa các môn học với nhau mặc dù trên thực tế nó là những mắt xích cần được ghép nối để tạo sự logic và mạch lạc trong sự hiểu biết của người học.

Học sinh đi học gần như chỉ đang vô thức tống nhét vào đầu mình những kiến thức khô khan, không có tính thực tế, ứng dụng và cũng dễ dàng tống ra khỏi đầu bất cứ lúc nào.

Xem Thêm:  Viral là gì? Nghĩa từ Viral trong tiếng Anh là gì? cách lập kế hoạch Viral

Chính vì vậy mà STEM hay STEAM được đưa vào giáo dục như một luồng gió mới thổi mát cho người học với việc sử dụng những công việc thực tế, thế giới thực vào dạy học.

Như chúng ta thấy hiếm có một công việc nào chỉ đòi hỏi đơn thuần một kỹ năng của một môn học như toán, hóa, … Hầu như tất cả mọi việc trên đời là sự cộng hòa của nhiều yếu tố và để có thể làm tốt một việc thì chúng ta ngoài việc tiếp thu tốt tất cả các kiến thức của môn học mà còn là sự kết hợp giữa các yếu tố các môn.

Chúng ta có một ví dụ như sau: Một kiến trúc sư muốn xây dựng một căn nhà không đơn giản là chỉ dùng kiến thức toán học mà tính toán ra được mà nó là sự kết hợp của rất nhiều loại kiến thức như lý, hóa, toán, nghệ thuật, khoa học và nhiều yếu tố khác.

Chính vì vậy tại sao trong thực tế những vấn đề không đi một mình mà nó đi cùng với nhiều kiến thức khác và đó là lý do cần phương pháp STEM hay STEAM

Hay phương pháp này không phải là phương pháp quá mới với chúng ta, ở các nước phương Tây họ đã sử dụng rất hiệu quả phương pháp này để thúc đẩy, phát triển nền giáo dục nước họ.

Tại Việt Nam phương pháp này dần được được vào các tiết học nhưng gần như chỉ là thử nghiệm. Tuy nhiên ở một số trường tư nhân bên ngoài có rất nhiều trường đã áp dụng thành công phương pháp này trong việc giảng dạy trong trường.

Xem Thêm:  Đông Lào là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và Vì sao được gọi là xứ Đông Lào?

Kết bài

Trên đây là những ý nghĩa của phương pháp dạy học STEM và STEAM cũng như lý do mà hai phương pháp dạy học này là những phương pháp cần được trú trọng trong giảng dạy. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu cũng như có hứng thú với phương pháp này.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating