Câu ghép là gì? Mối quan hệ giữa các vế và cách sử dụng chuẩn xác

Photo of author

Chúng ta đã được học câu ghép trong chương trình lớp 5 và Ngữ văn lớp 8, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về câu ghép là gì? Và áp dụng vào đời sống như thế nào. Vậy hãy cùng 35Express tìm hiểu dưới đây nhé!

Câu ghép là gì?

Câu ghép được tạo thành từ hai hay nhiều vế trở lên được ghép lại với nhau, mỗi vế câu sẽ có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.

Ví dụ: Mẹ nấu ăn và em dọn nhà. (Đây là câu ghép được ghép từ hai vế, “mẹ nấu ăn” là vế đầu, vế sau là “em dọn nhà” được kết nối với nhau bằng quan hệ từ “và”).

cau-ghep-la-gi-1-35express

Các loại câu ghép trong tiếng Việt

Câu ghép đẳng lập

Là câu ghép có các mệnh đề không phụ thuộc vào nhau, độc lập với nhau. Thường được dùng để diễn tả mối quan hệ, có thể là quan hệ tương phản, liệt kê, lựa chọn hay tương đồng.

Ví dụ: cái bút này bị rớt xuống đất nhưng nó vẫn viết được. (Trong câu này đã sử dụng quan hệ tương phản, thường đi với các từ “nhưng”, “mà”, “song”,… )

Câu ghép chính phụ

Thường trong một câu đều có cả mệnh đề chính và mệnh đề phụ thì đó chính là câu ghép chính phụ. Trong câu ghép chính phụ, mối quan hệ có thể là nguyên nhân, mục đích, điều kiện, hoặc kết quả,…

Xem Thêm:  Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Những lưu ý khi sử dụng nó

Ví dụ: Bởi vì tôi thường xuyên tập thể dục nên tôi có một thân hình thon thả. (Đây là ví dụ về quan hệ nguyên nhân – kết quả, “bởi vì tôi thường xuyên tập thể dục” là nguyên nhân, kết quả là “tôi có một thân hình thon thả”).

cac-loai-cau-ghep-trong-tieng-viet-1-35express

Câu ghép hỗn hợp

Được tạo thành từ câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập.

Ví dụ: Mặc dù tôi luôn nhắc nhở bản thân phải dậy sớm để đi học nhưng tôi vẫn lười cho nên bây giờ tôi đã rớt môn. (Trong ví dụ này, thì có ba mệnh đề trong cùng một câu ghép và giữa những vế câu đó có chứa hai mối quan hệ ngữ pháp trở lên).

Câu ghép hô ứng

Mối quan hệ của câu này rất chặt chẽ và không thể tách rời chúng thành những câu đơn. Giữa hai vế này luôn tồn tại kiểu quan hệ hô ứng.

Giữa những vế trong câu ghép hô ứng, người ta thường dùng các phụ từ như “càng – càng, vừa – vừa, mới – đã, chưa – đã không những – mà còn,…” và các cặp đại từ như “bao nhiêu – bấy nhiêu, nào – nấy, sao – vậy, đâu – đấy,…”

Ví dụ: Mẹ càng chiều chuộng bấy nhiêu thì nó càng hư.

Câu ghép chuỗi

Là trong một câu tồn tại hai hay nhiều vế trở lên. Giữa những vế trong câu ghép chuỗi thường có mối quan hệ mang tính liệt kê. Thường dùng dấu phẩy, dấu chấm hoặc dấu hai chấm để ngăn cách giữa các vế câu.

Ví dụ: bầu trời xanh, làn mây trắng, anh yêu nắng hay là yêu em.

Xem Thêm:  Toxic là gì? Cách để loại bỏ những người toxic ra khỏi cuộc sống

cac-loai-cau-ghep-trong-tieng-viet-35express

Các cách để nối các vế trong một câu ghép

Bạn cần phân biệt rõ những phân loại câu ghép để có thể hiểu và đặt câu chính xác. Đây là cách nối các vế của câu ghép

  • Nối trực tiếp. Ví dụ: Hôm nay tôi đi làm, em gái tôi được nghỉ.
  • Nối bằng cặp từ hô ứng. Ví dụ: Thời tiết càng khô hạn, cây cối càng không thể mọc lên.
  • Nối các vế trong câu bằng các quan hệ từ. Ví dụ: Do tình hình dịch bệnh đang phức tạp nên nhà nước cần phải có các biện pháp mạnh để đối phó.

Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép và ví dụ cụ thể

Quan hệ nguyên nhân – kết quả

Thường đi với các cặp từ: “vì…nên, do…nên”

Ví dụ: Vì trời mưa to nên hôm nay chúng tôi không thể đi cắm trại.

Quan hệ điều kiện – kết quả

Đi chung với các cặp từ: “nếu…thì, hễ…mà, nếu như…thì, hễ…thì, giá…mà”

Ví dụ: Nếu hôm nay bão thì chúng tôi sẽ được nghỉ học.

moi-quan-he-giua-cac-ve-trong-cau-ghep-va-vi-du-cu-the-35express

Quan hệ tương phản, đối nghịch

Sử dụng các cặp từ: “tuy…nhưng, mặc dù/mặc dầu…nhưng,”

Ví dụ: Mặc dù cô ấy đã luyện tập rất chăm chỉ nhưng cô ấy vẫn không lấy được giải thưởng.

Quan hệ tăng tiến

Với các cặp từ: “không những…mà còn, không chỉ…mà còn”

Ví dụ: Linh không những giỏi thể thao mà cô ấy còn học rất giỏi.

Quan hệ mục đích

Đi đôi với cặp quan hệ từ :”Để…thì”

Ví dụ: Để đạt được điểm cao trong bài kiểm tra sắp tới thì Trí phải nỗ lực hết mình.

Tác dụng của câu ghép

Đầu tiên là nó giúp chúng ta có thể diễn đạt rõ ràng ý nghĩa trong câu văn, làm cho câu văn trở nên dễ hiểu và mạch lạc hơn. Đặc biệt là tránh được tình trạng bị mất ý.

Xem Thêm:  Cẩu lương là gì? Ăn cơm chó là gì? Cụ thể ý nghĩa của nó

Việc sử dụng câu ghép trong quá trình giao tiếp sẽ dễ dàng thu gọn vấn đề lại, giúp người nghe hiểu rõ hơn ý bạn muốn diễn đạt để từ đó mang lại hiệu quả giao tiếp tốt hơn.

tac-dung-cua-cau-ghep-35express

Câu ghép trong tiếng anh là gì?

Câu ghép trong tiếng anh là “compound sentences”, giống như tiếng việt thì câu ghép trong tiếng anh cũng được hình thành từ hai hay nhiều mệnh đề trở lên và được nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy giữa liên từ.

Ví dụ: My father is a soldier, and my mother is an accountant. (Câu này được ghép lại từ hai mệnh đề độc lập được kết nối với nhau bằng dấu phẩy và liên từ “and”).

cau-ghep-trong-tieng-anh-la-gi-35express

Nhìn chung thì khái niệm câu ghép trong tiếng anh và tiếng việt đều giống nhau, đều được tạo thành từ hai hay nhiều mệnh đề trở lên. Tuy nhiên, đối với tiếng việt, câu ghép sẽ được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Nhưng đối với tiếng anh thì khác, nó cũng được ngăn cách bằng dấu phẩy nhưng theo sau dấu phẩy phải là một liên từ mới có thể tạo thành một câu ghép.

Qua bài viết trên có lẽ bạn cũng đã hiểu câu ghép là gì? và cách sử dụng như thế nào?. Hy vọng với chia sẻ của mình sẽ giúp bạn có thêm được thông tin hữu ích về câu ghép. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của 35Express!

Xem thêm: Câu nghi vấn là gì? Toàn bộ kiến thức về câu nghi vấn cực chi tiết

5/5 - (2 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating