Tính từ là gì? Vị trí và khả năng kết hợp của tính từ, cụm tính từ

Photo of author

Chúng ta thường sử dụng tính từ rất nhiều để mô tả đặc điểm, tính chất của sự vật nào đó trong giao tiếp hay trong cuộc sống hằng ngày. Vậy các bạn đã biết Tính từ là gì? Có bao nhiêu loại tính từ? Sau đây là bài viết cụ thể để giúp bạn hiểu hơn về tính từ. Hãy cùng 35Express tìm hiểu chi tiết về nó nhé!

Tính từ là gì?

Được hiểu là những từ dùng để mô tả cảm xúc, tâm trạng của một người nào đó. Ngoài ra, tính từ còn mô tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng hoặc hành động. Người đọc có thể dễ dàng hình dung ra được đặc điểm của đối tượng thông qua tính từ.

tinh-tu-la-gi-1-35express

Ví dụ:

  • Tính từ diễn tả cảm xúc, tâm trạng: buồn, vui, ghét, khóc, hận,…
  • Tính từ miêu tả đặc điểm: đẹp, xấu, trắng, cao, gầy, tròn,…
  • Miêu tả tính chất: hào phóng, vui vẻ, ngoan ngoãn,…
  • Tính từ chỉ trạng thái: ồn ào, yên tĩnh, khổ cực, hôn mê,…

Cụm tính từ là gì?

Cụm tính từ là tập hợp từ một nhóm tính từ được tạo nên để kết nối lại với nhau tạo thành một từ có nghĩa trong câu. Được cấu tạo như sau:

Phụ trước + Phần trung tâm + Phụ sau

Phụ trướcTrung tâmPhụ sau
Các từ chỉ mối quan hệ thời gian (đã, từng, sẽ, chưa, đang,…)Tính từCác từ biểu thị vị trí (trên, dưới, trước, sau,…)
Các từ chỉ sự tiếp diễn (cũng, còn, vẫn, cứ,…)Từ chỉ sự so sánh (bằng, khác,…)
Những từ chỉ quan hệ thời gian (từng, đã, sẽ, đang,..)Những từ chỉ mức độ, nguyên nhân của đặc điểm, tính chất
Các từ chỉ mức độ, đặc điểm, tính chất (quá, rất, lắm,…)

cum-tinh-tu-la-gi-35express

Ví dụ: Thảo là bạn thân của em, trông cô ấy rất xinh đẹp. Trong câu này thì “xinh” chính là tính từ dùng để chỉ đặc điểm con người.

Xem thêm: Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Sự khác nhau giữa hai loại từ

Có bao nhiêu loại tính từ?

Tùy thuộc vào cách sử dụng khác nhau mà tính từ sẽ được chia thành các loại khác nhau

Tính từ chỉ đặc điểm

Là những tính từ dùng để mô tả những nét riêng về màu sắc, hình dáng, âm thanh,… Của sự vật. Loại tính từ này thường được sử dụng trong giao tiếp. Tính từ chỉ đặc điểm cũng được chia làm 2 loại để giúp chúng ta có thể phân biệt các sự vật với nhau:

Đặc điểm bên ngoài là những đặc điểm chúng ta có thể quan sát và nhận biết được bằng mắt, ngửi bằng mũi, nghe bằng tai, hay xúc giác bằng cách cảm nhận bằng tay,…

co-bao-nhieu-loai-tinh-tu-1-35express

Ví dụ như: đẹp, trắng, cao, xinh, lùn, xanh, đỏ,…

Đặc điểm bên trong là đặc điểm về tâm lý, tính cách, cảm xúc của con người. Ngoài ra, tính từ chỉ đặc điểm còn chỉ độ bền, sức dẻo của một vật như là mềm, dai, dẻo, cứng,…

Ví dụ như: thật thà, dũng cảm, ngoan ngoãn, chăm chỉ,…

Tính từ chỉ tính chất

Là những tính từ dùng để mô tả đặc điểm từ bên trong của sự vật, hiện tượng, bao gồm những tính chất xã hội, hiện tượng thiên nhiên hay cuộc sống,… Những thứ này con người không thể cảm nhận được, không thể nhìn thấy được mà phải qua trải qua sự quan sát, suy luận, khái quát,… thì mới có thể cảm nhận được.

Ví dụ: Tốt, xấu, ngoan, hư, nông cạn, sâu sắc,…

Tính từ chỉ trạng thái

Là những tính từ chỉ trạng thái tự nhiên của sự vật, con người, hiện tượng trong một khoảng thời gian cụ thể. Có thể là thời gian dài hoặc thời gian ngắn.

Ví dụ: bất tỉnh, hôn mê, ồn ào, yên tĩnh,…

Tính từ tự thân

Là những tính từ chỉ màu sắc, kích thước, hình dáng, hương vị, mức độ, âm thanh…của sự vật, hiện tượng. Các loại tính từ tự thân bao gồm:

  • Tính từ chỉ phẩm chất: đúng, bẩn, sạch, hèn nhát, kiên cường,..
  • Tính từ chỉ màu sắc: trắng, đen, đỏ, vàng, xanh dương,…
  • Chỉ hình dáng: vuông, tròn, quanh co, thắng tấp,…
  • Tính từ chỉ kích thước: mỏng, rộng, hẹp, ngắn, cao,…
  • Tính từ chỉ hương vị: chua, cay, mặn, đắng, nồng, thơm,…
  • Chỉ mức độ: lề mề, chậm chạp, nhanh, gần, xa,…
  • Tính từ chỉ âm thanh: ồn ào, vang, trầm bổng, thánh thót,…
  • Chỉ lượng: đông, vắng, nông, sâu, quạnh hiu,…

co-bao-nhieu-loai-tinh-tu-35express

Tính từ không tự thân

Là những từ vốn dĩ không phải là một tính từ nhưng được chuyển đổi và sử dụng như một tính từ. Khi tính từ tự thân đứng riêng một mình thì nó không phải là tính từ, chỉ được tính khi chúng kết hợp với các loại từ khác như danh từ hay động từ.

Ví dụ: ăn cướp (có hành động và ý nghĩa giống như ăn cướp chứ không phải ăn cướp thật).

Vị trí và chức năng của tính từ

Vị trí của tính từ

Trong câu, tính từ thường đảm nhận vị trí vị ngữ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ. Hơn nữa, tính từ cũng có thể làm vị trí chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu nhưng không được phổ biến cho lắm.

Tính từ cũng được chia thành 2 loại:

  • Chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với tính từ chỉ mức độ) như: thông minh, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm,…
  • Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với tính từ chỉ mức độ) như: đen thui, xanh lè, thơm phức, phải, trái,…

vi-tri-va-chuc-nang-cua-tinh-tu-35express

Chức năng của tính từ

Thông thường, tính từ sẽ không đứng một mình mà nó sẽ kết hợp với các loại từ khác như danh từ hay động từ để giúp bổ sung ý nghĩa cho câu văn hoàn thiện hơn. Tính từ giúp cho người đọc, người nghe có thể hiểu rõ về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Khả năng kết hợp của tính từ

Tính từ có thể kết hợp với danh từ hay động từ về mặt đặc điểm, tính chất và mức độ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ trong câu.

Ví dụ 1: chạy rất nhanh (tính từ “nhanh” bổ nghĩa cho động từ “chạy”)

Ví dụ 2: Hoa hồng rất tươi (tính từ “tươi” bổ nghĩa cho danh từ “hoa hồng”)

kha-nang-ket-hop-cua-tinh-tu-35express

Trong câu, tính từ thường sẽ không thể kết hợp với các phó từ mệnh lệnh (đừng, hãy, chớ, hẵng, đi,…), chỉ có thể kết hợp với những phó từ còn lại (rất, quá, sẽ, đang, chẳng, còn,…)

Ví dụ: đã từng xấu, không được tỉnh táo,…

Như vậy, trong bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc về Tính từ là gì? Nếu có gì còn băn khoăn hoặc chưa hiểu rõ về tính từ thì các bạn hãy bình luận xuống bài viết này cho 35Express biết nhé. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn, chúc các bạn học tập thật tốt!

Xem thêm: Câu đơn là gì? Những lưu ý về câu đơn và cách đặt câu sao cho đúng

4.3/5 - (3 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating