Tư Mã Ý là ai? Tiểu sử của vị chiến lược gia tài ba Trung Quốc

Photo of author

Với những ai đam mê lịch sử của Trung Quốc thì chắc hẳn cũng biết về cái tên Tư Mã Ý nhỉ? Ông là một người tài giỏi, có khả năng quân sự tuyệt đỉnh. Cùng 35Express tìm hiểu kỹ hơn về Tư Mã Ý là ai? Tiểu sử của vị chiến lược gia tài ba này nhé!

Tư Mã Ý là ai?

Tên đầy đủ: Tư Mã Ý
Tên tiếng Trung: 司馬懿
Năm sinh – Năm mất: 179 – 7/9/251
Chức vụ: Nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy

tu-ma-y-la-ai-2-35express

Tư Mã Ý xuất thân trong gia đình có 8 người con trai. Ông là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Ngụy. Ngoài ra, ông còn có công lớn trong việc bảo vệ được Tào Ngụy khỏi sự bắc phạt của Gia Cát Lượng. Năm 249, Tư Mã Ý lật đổ Tào Sảng, khiến hoàng đế nhà Ngụy chỉ còn tồn tại trên lý thuyết.

Sau đó, quyền lực được chuyển qua cho 2 người con của ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu. Tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa và chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.

Xem thêm: Lão Tử là ai? Thân thế và những bí ẩn của Lão Tử

Tư Mã Ý được con cháu truy tôn với thụy hiệu là Tuyên Hoàng Đế. Sau này còn được gọi là Tấn Tuyên Đế, Tấn Cao Tổ.

Gia đình của Tư Mã Ý

Tổ tiên

  • Tư Mã Tích (tổ tiên xa).
  • Tư Mã Ngang (Tần mạt Ân vương, tổ đời 12).
  • Kị Tư Mã Quân
  • Tư Mã Lượng (cụ).
  • Tư Mã Tuấn (ông).
  • Cha Tư Mã Phòng.

Anh em

  • Anh trai: Tư Mã Lãng
  • Em trai: Tư Mã Phu
  • Tư Mã Quỳ: Em trai
  • Em trai: Tư Mã Tuân
  • Em trai: Tư Mã Tiến
  • Tư Mã Thông: Em trai
  • Em trai: Tư Mã Mẫn
  • Trương Xuân Hoa, sau này được đặt thụy hiệu là Tuyên Mục Hoàng hậu
  • Phục phu nhân
  • Trương phu nhân.
  • Bách phu nhân.

gia-dinh-cua-tu-ma-y-35express

Hậu duệ trực tiếp

  • Tư Mã Sư, mẹ Tuyên Mục Hoàng hậu. Được Tấn Vũ Đế truy tặng Thế Tông Cảnh hoàng đế
  • Tư Mã Chiêu, mẹ Tuyên Mục Hoàng hậu. Sinh Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm, truy tặng Thái Tổ Văn hoàng đế.
  • Tư Mã Cán, mẹ Tuyên Mục Hoàng hậu. Truy tặng Bình Nguyên vương.
  • Tư Mã Lượng, mẹ Phục phu nhân, tước Nhữ Nam vương, sau tham gia Loạn bát vương.
  • Tư Mã Trụ, mẹ Phục phu nhân, tước Lang Tà vương, tổ phụ của Tấn Nguyên Đế.
  • Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung, là hoàng đế thứ 3 nhà Tây Tấn.
  • Tư Mã Kinh mẹ Phục phu nhân, mất sớm, tước Thanh Huệ đình hầu
  • Tư Mã Tuấn, mẹ Phục phu nhân, tước Phù Phong Vũ vương
  • Nam Dương công chúa, mẹ Tuyên Mục Hoàng hậu.
  • Tư Mã Dung, mẹ Trương phu nhân, tước Lương vương
  • Tư Mã Luân, mẹ Bách phu nhân, tước Lang Tà quận vương. Sau tham gia loạn bát vương, cướp ngôi cháu là

Tư Mã Ý dưới thời Tào Tháo

Ở tuổi 30, ông nhậm chức vụ đầu tiên trong phe của Tào Tháo. Ban đầu, Tư Mã Ý không muốn theo phe của Tào Tháo và liên tục lẩn tránh. Đến năm 208, Tào Tháo trở thành Thừa tướng thì mời ông đến tham chính và nói rằng: “Nếu ông ta lẩn tránh, hãy bắt giữ.”

Xem thêm: Khổng Tử là ai?

tu-ma-y-duoi-thoi-tao-thao-35express

Em họ của Tào Tháo là Tào Hồng muốn đến làm bạn với ông. Nhưng Tư Mã Ý liên tục giả vờ ốm. Điều này khiến Tào Hồng không vui và đi nói với Tào Tháo. Tào Tháo yêu cầu ông tới gặp mặt. Đây cũng là lúc Tư Mã Ý chính thức theo phe Tào.

Ông thăng tiến với nhiều chức vụ như Đông Tào duyện, Chủ bộ và Tư mã. Chuyên hỗ trợ và tư vấn. Tư Mã Ý hối thúc Tào Tháo áp dụng Đồn điền chế và ủng hộ ông lên ngôi Ngụy Vương.

Tư Mã Ý thời Tào Phi

Trước khi Tào Tháo mất thì Tư Mã Ý cận kề với người kế vị là Tào Phi. Năm 2016, Tào Phi được chọn làm Thế tử của nhà Ngụy và Tư Mã Ý là thư ký của Tào Phi. Trong khi Tào Tháo đang phân vân không biết chọn Tào Phi hay Tào Thực làm vương thì ông nằm trong số người ủng hộ Tào Phi và giúp ông kế vị. Điều này khiến Tào Phi vô cùng tin tưởng Tư Mã Ý.

V
Tào Phi

Khi Tào Tháo chết, Tào Phi trở thành Ngụy Văn Đế. Tư Mã Ý tham gia và gạt Tào Thực ra khỏi nền chính trị. Tào Phi bắt đầu giao chức vụ cho Tư Mã Ý và ông được thăng cấp theo thứ tự:

  • Thừa tướng Trưởng sử
  • Dần lên Thượng thư
  • Đốc quân
  • Ngự sử Trung thừa
  • Cải tước vị thành An Quốc Hương hầu
  • Thị trung, kiêm Thượng thư Hửu phó xạ.

Năm 225, Tào Phi cầm quân tấn công Đông Ngô thì giao hết chức vị cho Tư Mã Ý cai quản kinh đô. Ông làm cực kì tốt việc cai quản kinh đô, khiến Tào Phi tin tưởng và đánh giá cao. Sau này Tư Mã Ý được thăng chức Lục Thượng thư sự.

Tư Mã Ý thời Tào Duệ

Năm 226, khi Tào Duệ gần chết. Ông giao phó người kế vị là Tào Duệ cho Tư Mã Ý. Khi Tào Duệ trở thành Ngụy Minh Đế thì vô cùng tin tưởng Tư Mã Ý và giao cho ông nắm quyền kiểm soát quân đội tại Dự Châu và Kinh Châu.

Tiêu diệt Tào Sảng

Khi Tào Duệ sắp chết, ông nghi ngờ Tư Mã Ý và quyết gạt ông ra khỏi triều đình của người kế vị là Tào Phương. Tuy nhiên, vì nhiều chuyện xảy ra, nên Tư Mã Ý và Tào Sảng trở thành người nhiếp chính cho Tào Phương.

Ban đầu thì Tào Sảng và Tư Mã Ý chia đều quyền lực. Nhưng Tào Sảng nhưng chóng dùng nhiều thủ đoạn để gạt bỏ quyền lực ra khỏi tay ông. Dù Tư Mã Ý nắm quyền chỉ huy quân đội nhưng không có tiếng nói trong triều đình.

tieu-diet-tao-sang-35express

Năm 247, Tư Mã Ý chán nản với cảnh hữu danh vô thực của mình nên cáo ốm và xin về vườn. Tào Sảng đã dò la xem Tư Mã Ý có phải ốm thật không. Ông đã đóng giả ốm và thành công lừa được Tào Sảng.

Năm 249, Tư Mã Ý ra tay. Khi Tào Phương và Tào Sảng ra khỏi kinh thành để đi thăm mộ Tào Duệ. Với sự giúp sức của nhiều vị quan chống Tào Sảng và nhận được mệnh lệnh của Quách Hoàng hậu, đóng hết cửa thành. Gửi thông báo, buộc tội Tào Sảng về kìm chế và lũng đoạn triều đình. Việc này khiến Tào Sảng hoảng sợ, không bỏ chạy mà chọn cách đầu hàng để Tư Mã Ý cho mình một chức quan nhỏ.

Tuy nhiên Tư Mã Ý nhanh chóng nuốt lời tiêu diệt Tào Sảng cùng phe cánh của ông. Vị vua trẻ tuổi Tào Phương không chút quyền lực nào. Sau vài năm, Tư Mã Ý mất và không kịp nói ý định sau này của mình cho con cháu.

Truyền thuyết về Tư Mã Ý

Có một truyền thuyết nói rằng Tư Mã Ý có khả năng quay đầu 180 độ mà không cần quay người. Nhìn giống con chim cú. Tào Tháo nghe được chuyện này liền muốn kiểm chứng. Khi ở đằng sau Tào Tháo gọi Tư Mã Ý và quả thực đầu ông quay được xung quanh.

Theo Tấn thư, khi Tào Tháo biết việc này ông rất cẩn trọng với Tư Mã Ý, nói rằng: “Người này ẩn giấu tham vọng to lớn”.

Tào Phi sau này cũng có nhận xét tương tự: “Người này có thể không chỉ có ý định đơn giản là một thủ túc”.

Nhưng câu nói hay của Tư Mã Ý

  • Người không được hèn, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải biết kính sợ đối thủ của mình
  • Chớ có đem đá chọi đá, phải biết cách cúi đầu trước đứa ngu
  • Tôi chỉ muốn trọn đời trọn kiếp tai tôi nằm trong tay phu nhân
  • Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy
  • Thua mà không đau, thua mà không nhục, cái cần học trước tiên là giỏi thua

Qua bài viết này, hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về Tư Mã Ý là ai rồi nhỉ? Hãy theo dõi 35Express để có được những bài viết thú vị nhé!

5/5 - (3 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating