Tìm hiểu chi tiết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Photo of author

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là một trong những nội dung phổ biến nhất trong môn Triết học Mác – Lênin. Vậy mối quan hệ vật chất và ý thức được hiểu như thế nào và ý nghĩa của nó ra sao? Cùng 35Express tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?

Mối quan hệ vật chất và ý thức được định nghĩa là mối quan hệ biện chứng. Trong đó vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức. nhưng không thụ động. Nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người trong cuộc sống.

Theo lý luận Lê-nin vật chất là khái niệm chỉ phạm trù thuộc triết học chỉ thực tại khách quan. Nó đem đến cho con người trong cảm giác. Được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc-la-gi-1-35express

Các đặc điểm của vật chất như sau:

  • Vật chất tồn tại bằng sự vận động và đồng thời thể hiện sự tồn tại này qua vận động
  • Không có vận động ngoài vật chất và cũng không có vật chất không có vận động
  • Vật chất được vận động trong không gian và thời gian
  • Không gian, thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể. Đồng thời là hình thức tồn tại của vật chất.

Ý thức là kết quả của quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Bản chất của ý thức chính là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là sự phản ánh tích cực, chủ động khách quan và bộ não con người qua hoạt động thực tiễn.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có quan hệ tác động 2 chiều qua lại. Thể hiện qua nhận thức và thực tiễn cơ bản trình bày như sau:

Vật chất có vai trò quan trọng quyết định ý thức

Bởi vì tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Còn ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên đây là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu như không có vật chất trong tự nhiên và xã hội thì sẽ không có ý thức. Do đó ý thức là thuộc tính và là sản phẩm của vật chất chịu sự chi phối của vật chất.

vat-chat-co-vai-tro-quan-trong-quyet-dinh-y-thuc-35express

Vật chất đồng thời cũng quy định nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức. Ý thức sẽ mang thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Thông tin này có thể đúng hoặc sai và biểu hiện khác nhau tùy vào mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.

Ý thức tác động ngược trở lại vật chất

Ý thức cũng có sự tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sau khi được sinh ra ý thức sẽ không bị gò bó trong khuôn khổ mà có thể tác động thay đổi vật chất.

y-thuc-tac-dong-nguoc-tro-lai-vat-chat-35express

Vai trò của ý thức với vật chất sẽ thể hiện ở vai trò của con người đối với thực tại khách quan. Ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Mức độ tác động này phụ thuộc vào: nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường…

Sức mạnh của ý thức thể hiện qua việc nhận thức hiện thực khách quan. Từ đó mà xây dựng kế hoạch, mục tiêu để hoạt động của con người tác động trở lại vật chất.

Ví dụ về mối quan hệ vật chất và ý thức

Ý thức có tính độc lập tương đối và tính năng động sáng tạo có thể tác động vào vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Do đó cần phát huy tính năng động chủ quan, mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.

vi-du-ve-moi-quan-he-vat-chat-va-y-thuc-35express

Ví dụ minh họa: Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ địa phương, đạo đức giả. Thực hiện phê bình và tự phê bình. Rút ra nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực.

Giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Ngoài lĩnh vực đó thì sự phân biệt là tương đối. Vấn đề là cần có một chính sách đúng đắn để kết hợp, vận dụng hai điều này với nhau.

Ý nghĩa của phương pháp luận

Thứ nhất: phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động

Con người thu thập kiến thức thông qua quá trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích. Từ đó tác động vào đối tượng vật chất và buộc đối tượng phải thể hiện thuộc tính, quy luật. Để cải tạo thế giới khách quan con người cần căn cứ vào hiện thực khách quan. Từ đó đánh giá, xác định phương hướng, biện pháp, kế hoạch thực hiện.

y-nghia-cua-phuong-phap-luan-35express

Lưu ý: cần tránh những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không có sự đánh giá tình hình đối tượng vật chất.

Thứ hai: phát huy tính năng động, sáng tạo của con người

Con người phải luôn chủ động tìm tòi, sáng tạo cái mới để ngày càng tài năng, phát triển. Đồng thời phải thường xuyên rèn luyện để nâng cao năng lực của bản thân. Tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại để tránh lười suy nghĩ, lười lao động.

Trên đây 35Express vừa giới thiệu bạn các kiến thức liên quan mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức để phục vụ cho môn Triết học Mác – Lênin. Cùng với đó đừng bỏ lỡ những chia sẻ mới được được chúng tôi liên tục cập nhật.

5/5 - (1 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating