Nhà văn Nguyễn Tuân là ai? Chi tiết tiểu sử, sự nghiệp

Photo of author

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm văn học hay và xuất hiện trong sách giáo khoa của học sinh Việt Nam. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kĩ hơn về Nhà văn Nguyễn Tuân là ai? Cũng như Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác văn học của ông thì đừng quên theo dõi bài viết này của 35Express!

Nhà văn Nguyễn Tuân là ai?

Tên đầy đủ: Nguyễn Tuân
Năm sinh: 10/7/1910
Năm mất: 28/7/1987
Quê quán: Thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội
Nghề nghiệp: Nhà văn
Vợ: Vũ Thị Huệ (đã ly hôn)
Phim nổi bật: Mê Thảo, thời vang bóng
Giải thưởng nổi bật: Giải thưởng Hồ Chí Minh

tieu-su-nha-van-nguyen-tuan-35express

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình Nho học khi Hán văn bắt đầu suy tàn. Ông học đến cuối bậc Thành chung Nam Định thì bị đuổi học vì tham gia cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt. Sau đó, Nguyễn Tuân lại bị bắt đi tù vì qua Thái Lan không có giấy phép. Khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình.

Xem thêm: Gào là ai? Tiểu sử, sự nghiệp và những tin đồn tai tiếng về Gào

Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút vào năm 1935. Sau 3 năm, những tác phẩm tùy bút, bút kí của ông mới được biết đến nhiều hơn. Năm 1941, nhà văn Nguyễn Tuân lại bị bắt giam lần nữa vì gặp gỡ những người hoạt động chính trị.

Năm 1945 khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia cách mạng, kháng chiến nhiệt tình và trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

Ngày 28/7/1987, nhà văn Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội.

Quá trình sáng tác văn học của Nguyễn Tuân

Nhà văn Nguyễn Tuân không thành công ngay trong lĩnh vực văn học. Ông thử qua nhiều thể loại thơ, bút ký, truyện ngắn,… Phải đến 3 năm sau, nhà văn Nguyễn Tuân nhận ra sở trường của mình và phát hành nhiều tác phẩm xuất sắc như Thiếu quê hương, Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua,…

Trước Cách mạng tháng Tám, những tác phẩm của ông đều xoay quanh đời sống trụy lạc, chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời. Nguyễn Tuân viết về chủ nghĩa xê dịch với cảnh sắc, phong vị đất nước bằng ngòi bút tài hoa qua tác phẩm “Một chuyến đi”.

qua-trinh-sang-tac-van-hoc-cua-nha-van-nguyen-tuan-35express

Ông còn mô tả vẻ đẹp riêng của những phong tục xưa với những thú vui tao nhã, lành mạnh. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng hay viết về đời sống trụy lạc như Chiếc lư đồng mắt cua. Những tác phẩm văn học của ông trước Cách mạng tháng Tám có thể thâu tóm bằng chữ “ngông”.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông bắt đầu đem ngòi bút của mình phục vụ cho công cuộc chiến đấu dân tộc. Nguyễn Tuân luôn có ý thức phục vụ trên cương vị là nhà văn và mong muốn phát huy hết phong cách của mình. Ông tiếp cận với thế giới, con người bằng phương diện văn hóa nghệ thuật. Và nhà văn còn tìm được chất tài hoa nghệ sĩ trong nhân dân đại chúng. Giọng văn khinh bạc của Nguyễn Tuân sẽ nghiêng về kẻ địch cũng như mặt xấu của xã hội.

Tính cách của nhà văn Nguyễn Tuân

Nhà văn Nguyễn Tuân rất yêu Việt Nam. Ông luôn tìm hiểu và yêu thích những văn hóa giá trị cổ xưa của dân tộc. Không chỉ viết văn, Nguyễn Tuân còn am hiểu nhiều lĩnh vực khác như hội hoa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh,… Ông là diễn viên kịch nói và diễn viên điện ảnh đầu tiên của Việt Nam.

tinh-cach-cua-nha-van-nguyen-tuan-35express

Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn nổi tiếng là người sành ăn. Đối với ông, nghệ thuật là hình thái lao động nghiêm túc.

Chuyện tình của nhà văn Nguyễn Tuân

Học đến năm 2 trung học thì Nguyễn Tuân đã cưới vợ. Vợ ông cũng là chỗ môn đăng hộ đối, được gia đình lựa chọn cho. Ông cưới vợ sớm vì một phần bố ông bệnh nặng mà Nguyễn Tuân lại là con trưởng nên bà cụ muốn cưới sớm.

chuyen-tinh-cua-nha-van-nguyen-tuan-35express

Vợ của nhà văn Nguyễn Tuân tên là Vũ Thị Tuệ. Nhà văn Nguyễn Tuân là người thương yêu vợ con. Nhưng với cái “ngông” của mình, ông nhiều lần đi xa, ham chơi, thậm chí đi xem phim còn bỏ quên con trong rạp. Tuy nhiên, bà Tuệ không bao giờ càu nhàu, làm ầm ĩ nhà cửa.

Bà luôn ngấm ngầm lo lắng cho công việc của chồng và toàn tâm vun vén gia đình. Hai vợ chồng Nguyễn Tuân có với nhau 7 người con.

Vinh danh nhà văn Nguyễn Tuân

Năm 1996, nhà văn Nguyễn Tuân được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Ở Hà Nội, có một con đường mang tên ông.

Những tác phẩm của tác giả Nguyễn Tuân

  • Một chuyến đi (1938), tùy bút – du kí
  • Ngọn đèn dầu lạc (1939), phóng sự
  • Vang bóng một thời (1940), tập truyện ngắn
  • Thiếu quê hương (1940), tập tùy bút
  • Chiếc lư đồng mắt cua (1941), tập tùy bút
  • Tàn đèn dầu lạc (1941), tập tùy bút
  • Tùy bút (1941), tập tùy bút
  • Tóc chị Hoài (1943), tập tùy bút
  • Tùy bút II (1943), tập tùy bút
  • Nguyễn (1945), tập truyện ngắn
  • Chùa Đàn (1946), tiểu thuyết
  • Đường vui (1949), tập tùy bút
  • Tình chiến dịch (1950), tập bút kí
  • Thắng càn (1953), tiểu thuyết
  • Chú Giao làng Seo (1953), truyện thiếu nhi
  • Đi thăm Trung Hoa (1955), tập bút kí
  • Tùy bút kháng chiến (1955), tập tùy bút
  • Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), tập tùy bút
  • Truyện một cái thuyền đất (1958), truyện thiếu nhi
  • Sông Đà (1960), tập tùy bút
  • Cô Tô (1965), ký
  • Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), tập tùy bút
  • Ký (1976)
  • Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981)
  • Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988), tập tùy bút
  • Yêu ngôn (2000, sau khi mất) [3], tập tiểu luận

Qua bài viết này, 35Express hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về Nhà văn Nguyễn Tuân là ai?: Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác văn học của ông. Những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân luôn khiến người đọc đắm chìm vào từng câu chữ.

Xem thêm: Nhà văn Sơn Paris là ai? Doanh thu đáng ngưỡng mộ từ nghề viết

5/5 - (3 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating