Sương Nguyệt Anh là ai? Nữ sĩ tài hoa được Google tôn vinh

Photo of author

Google Doodle ngày 1/2/2023 để hình ảnh nữ sĩ tài hoa Sương Nguyệt Anh – chủ bút tờ Nữ giới chung – tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam. Cùng 35Express tìm hiểu Sương Nguyệt Anh là ai? Nữ sĩ tài hoa được Google tôn vinh nhé!

Chân dung nữ sĩ tài hoa Sương Ngọc Anh

Sương Nguyệt Anh là ai?

Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Khuê. Bà là con gái thứ tư của nhà thơ nổi danh trong văn học sử Việt – Nguyễn Đình Chiểu.

Tiểu sử, lý lịch của Sương Nguyệt Anh

Họ tên:Nguyễn Thị Khuê
Cha ruột:Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
Mẹ ruột:Lê Thị Điền
Tên gọi ở nhà:Bà Năm Hạnh
Bút danh:Sương Nguyệt Anh, Xuân Khuê, Nguyệt Nga…
Năm sinh:1/2/1864
Năm mất:1/1921 (12/12/1922?)
Hưởng thọ:57 tuổi
Quê quán:Xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
Sự nghiệp:Nhà thơ, chủ bút Tờ báo Nữ giới chung

Sương Nguyệt Anh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Vì gia đình đông người, cha lại bị mù nên bà vừa phải chăm lo gia đình, vừa giúp đỡ cha làm thuốc. Ban ngày, bà thường xem cha dạy học và chữa bệnh, ban đêm bà đọc sách, tập làm thơ. Người chị của bà là Nguyễn Thị Kim Xuyến cũng học giỏi, hay chữ và có tài làm thơ từ nhỏ. Cả hai nổi tiếng tài sắc, được người quanh vùng ca tụng gọi là Nhị Kiều.

Bà qua đời vào tháng 1/1921 (12/12/1922?) tại làng Mỹ Chánh Hòa, thọ 57 tuổi. Bà được an táng cạnh mộ cha mẹ, hiện nay thuộc Khu di tích nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, ấp 6, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Bia mộ nữ sĩ Sương Ngọc Anh

Cho đến bây giờ, tên tuổi, năm sinh, năm mất của bà vẫn được thể hiện khác nhau trên nhiều sách, báo. Tấm bia mộ của bà được dựng lên từ năm 1959, đến nay cũng còn nhiều ý kiến khác nhau.

Nữ chủ bút đầu tiên của làng báo Việt Nam

Tờ báo “Nữ giới chung” do Sương Nguyệt Anh phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn vào đầu thế kỷ XX. Nên bà được coi là nhà thơ kiêm chủ bút nữ đầu tiên của làng báo chí Việt.

Tờ báo Nữ giới chung do Sương Nguyệt Anh chủ bút

Tờ báo “Nữ giới chung” nghĩa là “tiếng chuông của nữ giới”, ra số đầu tiên ngày 1/2/1918. Với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội…

Tờ báo tập hợp được những cây bút có tư tưởng tiến bộ, lên tiếng đòi nam nữ bình quyền. Họ vận động giới phụ nữ hãy học hành, đấu tranh đòi được ngang hàng với nam giới. Tờ báo còn lấy những gương sáng của phụ nữ các nước tiên tiến ở châu Âu, châu Mỹ để khuyến khích chị em.

Trong một bài bàn về nữ quyền, Sương Nguyệt Anh viết: “Chị em ơi!… Muốn có cái địa vị ngang hàng với nam giới thì (chẳng những) việc tề gia nội trợ phải thuộc lòng, tình thế trong ngoài cũng nên ghé mắt, tuy chưa được như người Âu Mỹ song cũng đừng phụ tiếng Lạc Hồng”.

Dù ngòi bút của Sương Nguyệt Anh khéo léo và tinh tế đến đâu thì tầm ảnh hưởng của nó cũng khiến mật thám Pháp phải e ngại. Do đó tháng 7/1918 “Nữ giới chung” bị đóng cửa. Như vậy tờ báo chỉ tồn tại trong vòng khoảng 5 tháng, xuất bản 22 số báo.

Nữ sĩ tài hoa được Google tôn vinh

Bằng tất cả tài năng, tâm huyết, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp chung, Sương Nguyệt Anh đã để lại trong tâm trí người Việt Nam hình ảnh đẹp về một nữ chủ bút đầu tiên, một nhà thơ đa tài và một người tiên phong trong công cuộc đấu tranh vì quyền lợi, địa vị của phụ nữ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Hôm nay ngày 1/2/2023, kỷ niệm 159 năm ngày sinh của nữ sĩ tài danh bậc nhất Nam Bộ. Google Doodle đã để hình ảnh tôn vinh Sương Nguyệt Anh.

Sương Nguyệt Anh được Google Doodle tôn vinh ngày 1/2/2023

“Mỗi lần nói đến văn học sử Nam Bộ, người ta lại nghĩ tới bà, ngâm những câu thơ tế nhị của bà, nhớ đến tinh thần và chí khí thanh cao mà bà đã nêu gương cho hậu thế. Bà là nữ sĩ Thanh Quan của miền Nam”. Phạm Xuân Độ trong “Nữ thi hào Việt Nam” đã viết những dòng trân trọng như vậy về thi nghiệp của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh.

Từ năm 1955 đến nay, tên bà được đặt cho một con đường ở quận 1 (TP.HCM). Trước đây một số người vẫn gọi nhầm là Sương Nguyệt Ánh. Nhưng cái sai đó đã được sửa từ nhiều năm nay (các biển tên đường ở quận 1 hiện nay đều ghi rõ là Sương Nguyệt Anh).

Ngày nay tên bà được đặt cho nhiều con đường

Ngày nay, tên bà được đặt cho nhiều đường phố, trường học, câu lạc bộ… với niềm trân trọng, tự hào.

Trường THCS Sương Ngọc Anh tại quận 8 Hồ Chí Minh

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating