Vũ Khoan là ai? Một chính khách thông tuệ và bình dị

Photo of author

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan là “cây đại thụ” trong ngành ngoại giao. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà nghiên cứu chiến lược tầm cao của đất nước. Hãy cùng 35Express tìm hiểu Vũ Khoan là ai trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam bằng cách bấm vào đây hoặc đọc ngay bài viết này nhé!

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan phát biểu tại Lễ kỷ niệm 10 năm ra báo Thời Nay

Vũ Khoan là ai?

Vũ Khoan (1937 – 2023) là nhà ngoại giao của nước Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng phụ trách Kinh tế đối ngoại Việt Nam. Vũ Khoan có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán và gia nhập WTO. Sau một thời gian lâm bệnh, ông được tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa. Nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần vào hồi 7 giờ 5 phút, ngày 21/6/2023 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội (Wikipedia).

Vũ Khoan có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán và gia nhập WTO.

Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Vũ Khoan

Tên đầy đủ:Vũ Khoan 
Năm sinh:07/10/1937
Năm mất:21/06/2023
Tuổi:86 tuổi
Quốc tịch:Việt Nam
Quê quán:Hà Nội
Nghề nghiệp:Chính khách
Học vấn:Trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO)
Vợ:Hồ Thể Lan
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, ‘vị tướng’ tài trên cả mặt trận ngoại giao lẫn kinh tế của đất nước

Xem thêm những gì ông Vũ Khoan làm được trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây!

Xem Thêm:  Tiết Khải Kỳ là ai? Tiểu sử, sự nghiệp của Người đẹp không tuổi Cbiz

Quá trình công tác

Giai đoạn trước 1955 đến 2000

  • Trước năm 1955: làm việc tại xưởng giấy 420 Cục Quân y. Sau đó ông vào Thiếu sinh quân Trung ương; học văn hoá tại Quế Lâm, Nam Ninh, Trung Quốc; học tiếng Nga ở Mát-xcơ-va.
  • Năm 1955 – 1956: Công tác tại Đại sứ quán Việt Nam ở Liên Xô.
  • Năm 1956 – 1958: Công tác tại Bộ Ngoại giao.
  • Năm 1958 – 1961: Công tác tại Đại sứ quán Việt Nam ở Liên Xô. Sau đó, ông được phong hàm Tuỳ viên.
  • Năm 1961 – 1964: Học tại Trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO).
  • Năm 1964 – 1968: Tiếp tục công tác tại Bộ Ngoại giao.
  • Năm 1968 – 1971: Ông là Tuỳ viên. Tiếp đó, ông là Bí thư thứ ba Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô.
  • Năm 1971 – 1977: Cán bộ nghiên cứu Vụ Liên Xô thuộc Bộ Ngoại giao.
  • Năm 1977 – 1982: Ông là Bí thư thứ nhất, Tham tán, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô. Đảng uỷ viên Đảng uỷ tại Liên Xô, Phó Bí thư, Bí thư Đảng uỷ cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô.
  • Năm 1982 – 1990: Công tác tại Bộ Ngoại giao và kinh qua các chức vụ: Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng; Đảng uỷ viên Đảng uỷ cơ quan Bộ Ngoại giao và Đảng uỷ khối Đối ngoại.
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng viếng đồng chí Vũ Khoan

Giai đoạn từ năm 2000 đến 2008

  • Năm 1990 – 2000: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, được Chủ tịch nước phong hàm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
  • Tháng 2/2000 – 7/2002: Là Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thương mại, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Bí thư Trung ương Đảng, phụ trách các vấn đề về đối ngoại
  • Tháng 8/2002 – 6/2006: Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; kiêm nhiệm giữ các chức vụ. Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về nhân quyền, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và các hải đảo, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch.
  • Tháng 7/2006 – 12/2007: Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề đối ngoại.
  • Tháng 1/2008, ông được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu, hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
Tổ chức trọng thể Lễ tang đồng chí Vũ Khoan

Một chính khách thông tuệ và bình dị

Khâm phục ở khả năng đọc, nghiên cứu và tổng kết

Ông Vũ Khoan có kiến thức rất đa dạng. Dù được phân công những công việc khác nhau, nhưng nhiệm vụ nào ông cũng hoàn thành xuất sắc. Ông có khả năng đọc, nghiên cứu và tổng kết, đúc rút. Trước khi mất, ông vẫn còn trăn trở nhiều việc, vẫn còn viết tài liệu. Ông cũng đã để lại những thành quả rất to lớn về công tác nghiên cứu. Phó Thủ tướng Vũ Khoan đọc nhiều, nhưng không bị ngập trong khối kiến thức. Ông rút ra được những gì quan trọng nhất, chất lượng nhất ở mỗi tài liệu.

Ông Vũ Khoan phát biểu tại Tọa đàm “Phiên dịch ngoại giao: 75 năm ký ức và con người”

Đóng góp xuất sắc giai đoạn mở cửa và hội nhập

Chiến tranh kết thúc, kinh tế trì trệ, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Nhiệm vụ của ngoại giao là phải phục vụ yêu cầu chiến lược, đưa đất nước thoát khỏi bao vây, cấm vận. Năm 1990, ông Vũ Khoan trực tiếp đi đàm phán quan hệ với nhiều nước, nhiều đối tác. Khi đó, ông đã tham gia giải quyết vấn đề cứu nhân dân Campuchia khỏi hoạ diệt chủng. Năm 1991, nước ta bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Phó Thủ tướng Vũ Khoan thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên cảng Chùa Vẽ năm 2003

Kế đó, ta bình thường hóa quan hệ với ASEAN, Mỹ và nhiều đối tác khác. Đây là một giai đoạn lịch sử đối với ngành Ngoại giao. Rất nhiều những khó khăn, trở ngại. Phó Thủ tướng đã có những đóng góp hết sức quan trọng.

Ông Vũ Khoan (đứng, ở giữa) cùng Bác Hồ tiếp đón học sinh trường tiểu học Hồ Chí Minh tại Liên Xô

Một nhà Ngoại giao bản lĩnh và trí tuệ

Do lợi ích và vị thế của mỗi đối tác đối với ta, nên mỗi cuộc đàm phán đều không giống nhau. Khi đàm phán, ta tỏ thái độ mềm mỏng, tế nhị, thuyết phục. Tuy nhiên, đối với các đối tác mà họ luôn tỏ thái độ cứng rắn, không khoan nhượng, thậm chí áp đặt thì ta cũng cần tỏ rõ thái độ kiên quyết, thẳng thắn. Trong ngành ngoại giao thường gọi là “ngửa bài” trước đối phương. Phó Thủ tướng Vũ Khoan là người có đủ các tố chất đó.

Ông Vũ Khoan (trái) và Đại diện Thương mại Mỹ ký Hiệp định Thương mại song phương tháng 12/2001

Gặp gỡ những đối tác mà ông từng đám phán, họ đều đánh giá rất cao phẩm chất này. Kể cả những đối tác mà chúng ta cần sự sòng phẳng. Theo dõi ngay Vũ Khoan để cập nhật các thông tin mới nhất của ông trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây nhé!

Rate this post
Xem Thêm:  Kim Min Ji là ai? Nữ VĐV điền kinh xinh nhất Hàn Quốc

Bài liên quan:

Leave feedback about this

  • Rating