Trạng ngữ là gì? Các loại trạng ngữ nào? Những lưu ý khi sử dụng

Photo of author

Trạng ngữ là một thành phần không thể thiếu trong ngữ pháp Tiếng Việt. Vậy bạn đã biết trạng ngữ là gì? chưa? Bạn có biết cách sử dụng nó vào một câu như thế nào cho đúng chưa? Vậy hãy cùng 35Express đi sâu vào tìm hiểu trạng ngữ nhé!

Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là một thành phần phụ nằm trong câu dùng để bổ sung, nhấn mạnh cho chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ thường chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả,.. của sự việc được diễn ra trong câu. Thông thường nó sẽ trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Tại sao?,…

Như đã học trong sách giáo khoa, bạn sẽ được làm những bài tập, chuyên đề trắc nghiệm để có thể hiểu hơn về trạng ngữ.

trang-ngu-la-gi-1-35express

Có bao nhiêu loại trạng ngữ?

Tùy thuộc vào nhiệm vụ trong mỗi câu mà trạng ngữ sẽ được chia thành các loại khác nhau. Tất cả các trạng ngữ đều đứng trong câu với vai trò là thành phần phụ bao gồm:

Xem theme: Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Cách phân biệt chủ ngữ và vị ngữ chuẩn

Trạng ngữ chỉ thời gian

Được dùng làm rõ thời gian của sự việc được diễn ra trong câu. Thường trả lời cho câu hỏi: Khi nào?, Bao giờ?, Lúc nào?, Mấy giờ?,…

Ví dụ: Hôm qua, Vy làm được điểm 10 môn Toán. (Trạng ngữ chính là “hôm qua” được dùng để trả lời cho câu hỏi: Vy đã đạt được 10 điểm môn toán khi nào?)

Xem Thêm:  Viral là gì? Nghĩa từ Viral trong tiếng Anh là gì? cách lập kế hoạch Viral

co-bao-nhieu-loai-trang-ngu-35express

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Đây là loại thường xuyên được sử dụng nhất. Chúng có tác dụng làm rõ địa điểm đã xảy ra sự việc trong câu. Trả lời cho câu hỏi: Ở đâu?, Nơi nào?, Đường nào?, Vị trí nào?,…

Ví dụ: Đội tuyển bóng đá Việt Nam sắp tới sẽ gặp Trung Quốc tại sân vận động Mỹ Đình. (Trong câu này, trạng ngữ là “sân vận động Mỹ Đình” trả lời cho câu hỏi: Ở đâu?)

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Dùng để giải thích những thắc mắc, nêu ra lý do vì sao sự việc lại diễn ra như vậy. Thường trả lời cho các câu hỏi: Vì sao?, Tại đâu?, Do đâu?, Nhờ đâu?,…

Ví dụ: Do hôm nay trời nắng to, tôi bị say nắng. (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân chính là “Do hôm nay trời nắng to” có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Do đâu?”, cụ thể là giải thích lý do bị say nắng)

co-bao-nhieu-loai-trang-ngu-1-35express

Trạng ngữ chỉ mục đích

Ngược lại với trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ mục đích sẽ làm rõ mục tiêu, kết quả của sự vật, sự việc. Thường kết hợp với các câu hỏi như: Như thế nào?, Để làm gì?, Mục đích gì?,…

Ví dụ: Để đạt được thành tích tốt, Linh phải cố gắng nỗ lực hết sức mình. (Trong ví dụ, trạng ngữ là “để đạt được thành tích tốt”, giúp cho người đọc trả lời câu hỏi: Để làm gì?).

Xem Thêm:  Black Eyed Childrens là gì? Chi tiết toàn tập

Trạng ngữ chỉ phương tiện

Loại này được sử dụng để làm rõ phương tiện, cách thức để thực hiện hành động được diễn ra trong câu. Đối với trạng ngữ chỉ phương tiện thường đi với câu hỏi: Với cái gì?, Bằng cái gì?,…

Ví dụ: Với sự nỗ lực hết mình, Huy đã đậu vào ngôi trường mà nhiều người mong ước. (Qua ví dụ trên, chúng ta thấy trạng ngữ “với sự nỗ lực hết mình” đã trả lời cho câu hỏi “Với cái gì?”)

Tác dụng của việc thêm trạng ngữ

Xác định được hoàn cảnh, điều kiện xảy ra tình huống được diễn ra trong câu, góp phần làm cho nội dung trong câu đầy đủ, chuẩn xác. Giúp kết nối các câu, các đoạn, góp phần làm cho bài văn, đoạn văn trôi chảy và mạch lạc.

Trạng ngữ giúp phân bổ các luận cứ, luận điểm dựa theo quan hệ nguyên nhân – kết quả trong bài văn nghị luận, khiến cho câu văn, đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau làm cho câu văn trở nên rõ ràng, trôi chảy.

Hơn nữa, trạng ngữ làm nội dung câu đa dạng, đầy đủ và chính xác hơn. Nó cũng là một trong những cách làm câu được mở rộng hơn.

tac-dung-cua-viec-them-trang-ngu-35express

Đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ

Trạng ngữ đứng ở vị trí nào?

Trạng ngữ có thể đứng ở đâu cũng được: đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Thường thì trạng ngữ chỉ nguyên nhân sẽ đứng ở đầu câu, trạng ngữ chỉ thời gian, mục đích đứng ở đầu câu hoặc cuối câu. Trạng ngữ chỉ địa điểm có thể đứng bất cứ chỗ nào ở trong câu.

Ví dụ 1: Vì muốn mẹ đỡ vất vả, Thảo cố gắng dậy thật sớm để dọn nhà cho mẹ. (Đây là trạng từ chỉ nguyên nhân “vì muốn mẹ đỡ vất vả”).

Xem Thêm:  Lovesick là gì? Nghĩa là gì? Tìm hiểu chi tiết

Ví dụ 2: Tôi thường đi học về lúc 5 giờ. (“Lúc 5 giờ” là trạng ngữ chỉ thời gian để bổ sung ý nghĩa cho câu).

Ví dụ 3: Trước khi đến trường, Hoàng đã soạn và học bài đầy đủ. (Trạng từ chỉ địa điểm “trước khi đến trường”).

dac-diem-va-chuc-nang-lien-ket-cau-cua-trang-ngu-35express

Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

Dấu hiệu đơn giản chính là trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu phẩy.

Ví dụ: Ngày mai, tôi được phân công trực nhật lớp. (Trong một câu, số lượng trạng ngữ không giới hạn, có thể có một hoặc nhiều hơn).

Lưu ý khi sử dụng trạng ngữ

Nội dung của câu sẽ không đổi cho dù vị trí trạng ngữ trong câu có sự biến đổi. Thêm trạng ngữ cho câu phải phù hợp với ngữ nghĩa của câu văn, phải đúng với mục đích của người nói, người viết và tạo sự kết nối với các câu, đoạn văn khác.

Phải tìm hiểu cụ thể, rõ ràng để tránh nhầm lẫn giữa thành phần trạng ngữ và thành phần biệt lập ở trong câu.

Bài viết trên đã lý giải cho mọi người hiểu về trạng ngữ là gì? và cách sử dụng trạng ngữ như thế nào? Hy vọng với những kiến thức đã đề cập ở trên của 35Express sẽ giúp bạn vận dụng thật tốt trong bài học, chúc các bạn học thật tốt nhé!

Xem thêm: Bổ ngữ là gì? Tổng hợp kiến thức về bổ ngữ trong Tiếng Việt và Tiếng Anh

5/5 - (2 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating