Giáo sư Trần Đại Nghĩa là một trí thức Nam Bộ tiêu biểu, một tấm gương sáng về lối sống giản dị, cốt cách thanh bạch. Ông đã cống hiến cả tuổi trẻ, sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp một phần không nhỏ cho sự thắng lợi trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những câu chuyện về giáo sư Trần Đại Nghĩa đã truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ sau này về tình yêu nước, nghị lực và sự dấn thân, cống hiến cho khoa học.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa là ai?
Ông có tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/09/1913 tại làng Chánh Hiệp, huyện Tam Bình. Nay nơi đây là xã Hòa Hiệp, Tam Bình, Vĩnh Long. Phạm Quang Lễ là con của một gia đình nghèo có truyền thống yêu nước và hiếu học. Cha ông là Phạm Quang Mùi, làm nghề dạy học ở quê nhà. Mẹ là cụ Phạm Thị Diệu.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa – Tấm gương thanh niên trí thức miền Nam
Tiểu sử, lý lịch của Vị Giáo sư
Tên đầy đủ: | Trần Đại Nghĩa |
Năm sinh: | 1913 |
Năm mất: | 1997 |
Tuổi: | 38 tuổi |
Quê quán: | Đại Việt |
Tinh thần hiếu học ngay từ bé
Phạm Quang Lễ sinh ra trong thời buổi đất nước loạn lạc. Cha ông mất sớm, chỉ có mình mẹ nuôi ông và người chị gái. Chị ông là bà Phạm Thị Nhẫn cũng phải nghỉ học để phụ mẹ nuôi em trai theo nghiệp đèn sách. Ngay từ nhỏ, Trần Đại Nghĩa đã xác định tư tưởng phải học giỏi để giúp đất nước đánh đuổi thực dân Pháp.
Năm 1926, ông thi đỗ hạng ưu trường Trung học đệ nhất cấp Mỹ Tho và nhận được học bổng 4 năm. Đến nay 1930, ông thi đỗ trường Petrus Ký và nhận được học bổng 3 năm. Đến năm 1933, với sự thông minh và nỗ lực không mệt mỏi, ông đỗ hai bằng tú tài là Tú tài Việt và Tú tài Tây. Tuy nhiên, do khó khăn ông phải dừng việc học để phụ giúp gia đình kiếm sống và nuôi chí học lên cao hơn.
Năm 1935, ông sang Pháp học và nhận được bằng cử nhân toán học và bằng tốt nghiệp kỹ sư. Trần Đại Nghĩa mong muốn được học về vũ khí nhưng chính phủ Pháp lúc bấy giờ cấm người dân các nước thuộc địac học tại các trường nghề vũ khí. Chính vì vậy, ông chỉ có thể tự mày mò, nghiên cứu. Ông còn tự học tiếng Đức để nghiên cứu các tài liệu của Đức. Sau đó, năm 1942, ông sang Đức làm việc trong các xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí, kỹ thuật hàng không. Về sau, Trần Đại Nghĩa quay lại Pháp, làm việc cho một hãng nghiên cứu chế tạo máy bay.
Sự nghiệp cách mạng của người thanh niên Trần Đại Nghĩa
Năm 1936, khi đang học tập tại Pháp, Phạm Quang Lễ đã được nghe về tên tuổi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tháng 6 năm 1946, ông may mắn được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Bác đến Pháp trong chuyến công tác bàn về vấn đề giữa Việt Nam và Pháp. Với sự tin yêu, mến phục của mình, Phạm Quang Lễ được tháp tùng, đi cùng Bác trong các cuộc gặp gỡ, làm việc cùng kiều bào Việt tại Pháp.
Trong những ngày tháng làm việc cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thanh niên quê Vĩnh Long càng thêm cảm phục tấm gương đạo đức, nhân cách sáng ngời và trí tuệ kiệt xuất của Bác. Thông qua các cuộc trò chuyện, Bác hiểu tâm tư và mong muốn của Phạm Quang Lễ là muốn mang kiến thức của mình đóng góp cho Tổ quốc.
Sau cuộc hòa đàm ngày 13/9/1946, giữa Pháp và Việt Nam không đạt được sự thỏa thuận về việc công nhận nền độc lập. Bác thông báo cho Phạm Quang Lễ về việc cùng Người quay về Việt Nam. Người thanh niên này đã từ bỏ cuộc sống và công việc đang trên đà thăng tiến tại Pháp để cùng Hồ Chủ tịch quay về Việt Nam, tham gia kháng chiến.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa theo chân Chủ tịch Hồ Chí Minh về hoạt động tại Việt Nam
Từ khi trở về nước cho đến cuối đời, giáo sư Trần Đại Nghĩa được Đảng và Nhân dân giao phó nhiều trọng trách quan trọng. Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực, giữ nhiều cương vị. Dù trong hoàn cảnh nào, người thanh niên yêu nước này vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những loại vũ khí như bom, mìn, pháo, lựu đạn, súng,…do ông chế tạo ra đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của nhiều trận đánh quan trọng, đưa đất nước đến gần hơn với độc lập, tự do, giải phóng dân tộc.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa là đại diện cho tấm gương sáng của thanh niên Việt Nam yêu nước, có lý tưởng, luôn muốn đóng góp sức lực của mình vào công cuộc xây dựng nước nhà. Đến nay những công lao về hình ảnh về giáo sư Trần Đại Nghĩa vẫn được lưu giữ mãi như minh chứng về một thế hệ cha ông đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Để biết thêm những thông tin chi tiết về lịch sử hào hùng hay những nhà cách mạng có tấm lòng yêu nước cao cả, theo dõi ngay 35express ngay bạn nhé!