Hồ Tùng Mậu – một chiến sĩ yêu nước, một nhà cách mạng hoạt động năng nổ. Với 30 năm hoạt động cách mạng nhiệt huyết, ông được Đảng, Bác Hồ và nhân dân tin tưởng giao phó nhiều trọng trách quan trọng. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hồ Tùng Mậu gắn liền với những giai đoạn lịch sử thăng trầm nhưng đầy hào hùng của dân tộc.
Nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu là ai?
Hồ Tùng Mậu sinh ngày 15/06/1896 trong một gia đình có truyền thống khoa bảng và yêu nước tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Từ nhỏ, ông đã được quê hương, gia đình nuôi dưỡng lòng yêu nước, chứng kiến nỗi đau mất nước, mất nhà. Nhờ đó, trong ông đã sớm hình thành tinh thần yêu nước, thương dân, lòng căm thù giặc ngoại xâm và ý chí quyết tâm cứu dân, giành lại độc lập cho đất nước. Chính vì vậy, ông đã tích cực tham gia các hoạt động yêu nước từ khi còn rất trẻ.
Tháng 4 năm 1920, Hồ Tùng Mậu cùng các thanh niên yêu nước Thanh Nghệ Tĩnh bí mật sang Xiêm hoạt động cách mạng. Tại đây, ông cùng các cộng sự hoạt động sôi nổi và lập ra tổ chức Tân Việt Thanh niên Đoàn hay gọi là Tâm Tâm xã vào năm 1923. Đây là tập hợp các thanh niên yêu nước, có cùng chí hướng, nguyện hy sinh quyền lợi cá nhân để cùng nhau mưu đồ giải phóng dân tộc. Trong lúc đang bế tắc về con đường cứu nước, Hồ Tùng Mậu và các đồng chí đã gặp được Nguyễn Ái Quốc.
Ảnh chụp nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu
Tiểu sử, lý lịch của Người cộng sản Hồ Tùng Mậu
Tên đầy đủ: | Hồ Bá Cự |
Bí danh: | Hồ Tùng Mậu |
Năm sinh: | 15/06/1896 |
Năm mất: | 23/07/1951 |
Tuổi: | 55 |
Quê quán: | Quỳnh Lưu, Nghệ An |
Con đường cách mạng mở ra một trang mới
Con đường cách mạng mới của Hồ Tùng Mậu chính là kết quả của quá trình giác ngộ những chân lý của chủ nghĩa Mác Lê-nin. Kết hợp cùng với lòng yêu nước, yêu đồng bào, tinh thần xả thân cứu nước của các thanh niên mang trong mình đầy hoài bão và sự nhiệt huyết, luôn trăn trở về vận mệnh của đất nước.
Tháng 6/1925, đồng chí Hồ Tùng Mậu cùng đồng chí Lê Hồng Phong đã tích cực tham gia giúp Nguyễn Ái Quốc xây dựng Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Trong đó, Hồ Tùng Mậu đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động của hội.
Giữa năm 1926, đồng chí Hồ Tùng Mậu được cử sang Xiêm làm việc cùng đoàn cán bộ của ĐCS Trung Quốc. Trong lúc đó, ông cũng tích cực xây dựng cơ sở chi hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. trong cộng đồng thanh niên Việt kiều tại Xiêm. Cuối năm đó, ông trở lại Quảng Châu và giúp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc củng cố tổ chức, phát triển Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức, gồm các thanh niên yêu nước đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên.
Tháng 4 năm 1927, Hồ Tùng Mậu bị bắt giam do có người trong tổ chức Quốc dân Đảng phản bội và ông được thả sau vài tháng. Tiếp sau, ông bị bắt một lần khác tại Nam Ninh và một lần khác ở Quảng Châu. Nhưng nhờ có sự can thiệp của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ông được thả ra và tiếp tục hoạt động tích cực.
Sự tan rã của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Sau Đại hội tháng 5/1929 của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ trương thành lập Đảng đã không thành dẫn đến Hội tan rã thành Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. Nhận thấy sự tan rã này có thể dẫn đến phong trào yêu nước bị tan rã, Hồ Tùng Mậu cùng đồng chí Lê Hồng Sơn đã cố gắng thuyết phục hai tổ chức hợp nhất. Đồng thời, cử Lê Duy Điếm sang Thái Lan báo cáo tình hình với Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện này sau đó dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng – Trung Quốc.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí liên tục bị địch truy lùng gắt gao. Riêng Hồ Tùng Mậu, ông đã bị bắt nhiều lần, trải qua nhiều nhà tù nhưng vẫn giữ tinh thần lạc quan, yêu nước, động viên các anh em đồng chí cùng nhau vững vàng trước đòn roi của kẻ thù.
Sau này, đồng chí Hồ Tùng Mậu được giao nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy của Đảng, tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nhưng đến 23/7/1951, trong một lần đi công tác tại Liên khu IV, đồng chí bị địch phát hiện và đã hi sinh để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng chí, đồng đội.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Hồ Tùng Mậu luôn sáng mãi về sau, là tấm gương về ý chí cách mạng, tự giác phấn đấu, tu dưỡng đạo đức của người Cộng sản. Ông luôn đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Để biết thêm những thông tin chi tiết về lịch sử hào hùng hay những nhà cách mạng có tấm lòng yêu nước cao cả, theo dõi ngay 35express ngay bạn nhé!