Vị anh hùng Nguyễn Huệ và những đóng góp to lớn cho lịch sử 

Photo of author

Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ là vị anh hùng dân tộc vĩ đại của nước nhà. Ông có công lao rất lớn trong việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa xóa bỏ ranh giới đàng trong – đàng ngoài, thống nhất đất nước và đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, bảo vệ lãnh thổ quốc gia.

Nguyễn Huệ là ai?

Nguyễn Huệ có thế danh là Hồ Thơm, ông sinh năm 1753, được biết đến là một nhà quân sự, nhà chính trị kiệt xuất của Việt Nam ở thế kỉ XVIII. Ông đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp gây dựng đất nước khi lật đổ chúa Trịnh, xóa bộ phân cách đàng trong – đàng ngoài, tạo điều kiện thống nhất hai miền đất nước. 

Không những vậy, Nguyễn Huệ còn được sử sách về sau ca ngợi là một nhà cầm quân tài ba khi lãnh đạo nhân dân chống lại cuộc xâm lược của quân Thanh ở phía Bắc, quân Xiêm ở phía nam. Cuộc hành quân thần tốc, chiến thắng gò Đống Đa lừng lẫy. Trong suốt 20 năm cầm quân của mình, vua Quang Trung Nguyễn Huệ là cái tên khiến mọi thế lực thù địch phải khiếp sợ.

Theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, tổ tiên nhà Tây Sơn vốn mang họ Hồ, sống ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An cùng dòng dõi với Hồ Quý Ly. Chính vì thế mà thuở thiếu thời Nguyễn Huệ có tên là Hồ Thơm. Nguyễn Huệ thuở thiếu thời được nhận xét là một người nhanh nhẹn, khỏe mạnh, dũng cảm, tiếng nói to, hào sảng, “mắt sáng như ánh chớp”, tóc xoăn, da sần. Rõ là tướng của người có chí lớn, nhà lãnh đạo kiệt xuất. Khi lớn lên, cả 3 anh em Nguyễn Huệ được cha cho đi học văn và võ của một người thầy là Trương Văn Hiến. Vì vậy mà cả 3 anh em đều rất giỏi võ nghệ. Theo như sử sách ghi lại, 3 anh em họ Nguyễn chính là người lập ra môn phái võ Bình Định.

Xem Thêm:  Giáo sư Trần Đại Nghĩa và những đóng góp cho giải phóng dân tộc

Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ vị anh hùng dân tộc kiệt xuất

Tiểu sử lý lịch của Vua Quang Trung

Tên đầy đủ:Quang Trung – Nguyễn Huệ
Miếu hiệu:Nguyễn Thái Tổ
Năm sinh:1753
Năm mất:1792
Tuổi:38 tuổi
Quê quán:Đại Việt

Nguyễn Huệ lật đổ chế độ của chúa Trịnh, xóa bỏ ranh giới đàng trong – đàng ngoài

Nhận thấy trong gia tộc của chúa Trịnh ngày càng rối ren do tranh quyền đoạt vị, dẫn đến đời sống nhân dân bị ảnh hưởng. Một số tướng lĩnh dưới triều chúa đã gửi thư xin quy hàng quân Tây Sơn, gửi thư cho Nguyễn Nhạc hiến mưu đánh chiếm Phú Xuân. Nhận thấy thời cơ tốt, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ mang quân tiến đánh Phú Xuân và đã chiếm được thành. Trong khi đó, Nguyễn Lữ mang thủy quân dồn từ sông Gianh lên phía Bắc. 

Sau khi chiếm được thành Phú Xuân, quân Tây Sơn thừa thắng đánh ra Quảng Bình, chiếm được vùng Thuận Hóa mà không cần tốn công sức đánh chiếm. Nguyễn Huệ tiếp tục cho quân tiến ra Bắc chiếm Bắc Hà, tiêu diệt chúa Trịnh. 

Đội quân nhanh chóng chiếm được vùng Nghệ An nhờ tài mưu lược của nhà lãnh đạo kiệt xuất. Sau đó, quân Tây Sơn tiếp tục ra đến thành Thăng Long để diện kiến vua Lê Hiến Tông. 

Vua Lê sau đó phong Nguyễn Huệ làm nguyên soái quốc công, gả công chúa Ngọc Hân. Về sau, Nguyễn Nhạc sợ lâu ngày quân đóng ở thành Thăng Long sẽ sinh biến nên cho khuyên Nguyễn Huệ rút về phía Nam. 

Xem Thêm:  Nguyễn Thái Học là ai? Người Anh Hùng Cách Mạng Việt Nam

Ở mặt trận phía nam, Nguyễn Lữ đã để cho Nguyễn Ánh có cơ hội mang quân Xiêm vào chiếm toàn bộ Gia Định. Trong khi hai anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ nội chiến vì mâu thuẫn. Hai miền đất nước đều có binh biến. 

Nguyễn Huệ sau đó sai Vũ Văn Nhậm tiến đánh Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê sợ hãi bỏ chạy, Hoàng thái hậu sang Trung Quốc cầu kiến vua Càn Long. Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị mang theo 19 vạn quân dẹp loạn Tây Sơn giúp vua Lê lấy lại giang sơn.

Quang Trung đại phá quân Thanh

Nhận thấy đất nước gặp nguy nan, Nguyễn Huệ cho hành quân thần tốc ra bắc để đánh đuổi. Quân ra đến Nghệ An và chỉ có 10 ngày để mộ quân và duyệt quân ngay tại đây. Tinh thần chiến đấu được khích lệ, quyết chiến quyết thắng. Ngay sau khi duyệt binh, ông cho quân tiến ra Bắc Hà. Hành quân thần tốc từ Thanh Hóa ra Ninh Bình chỉ trong 1 ngày với mục đích mùng 7 đánh bại quân Thanh và ăn tết ngay tại thành Thăng Long. 

Từ ngày 30 tháng chạp đến ngày mùng 5 tháng giêng, đội quân do Nguyễn Huệ lãnh đạo đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị cùng vua Lê hối hả chạy thoát sang bên kia biên giới. Trưa mùng 5 tháng giêng, vua Quang Trung và nghĩa quân tiến vào làm chủ thành Thăng Long. 

Vua Quang Trung ghi danh sử sách với chiến thắng gò Đống Đa

Lý tưởng thống nhất đất nước vẫn còn dang dở của vua Quang Trung

Sau chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung trở thành người lãnh đạo đứng đầu nhà Tây Sơn và là hoàng đế duy nhất của Việt Nam lúc đó. Ông có uy tín rất lớn sau khi đánh đuổi quân Thanh, được chính triều Mãn Thanh công nhận là vua của nước Nam thay thế cho nhà Hậu Lê. Sau khi thống nhất đất nước, Quang Trung Nguyễn Huệ lên kế hoạch thực hiện nam tiến đánh bại Nguyễn Ánh để thống nhất hai miền đất nước. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện thì ông lâm trọng bệnh rồi qua đời.

Xem Thêm:  Tổng Bí thư Trường Chinh: Nhà cách mạng, nhà văn hóa lỗi lạc

Những giây phút cuối cùng, ngay cả khi lâm bệnh nặng, những lúc tỉnh táo, vua Quang Trung vẫn triệu trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về để bàn chuyện dời đô ra Phượng Hoàng Trung Đô (vùng Nghệ An) và dặn dò một số việc của đất nước. Ngày 29/7 năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung qua đời hưởng dương 40 tuổi, ông trị vì 4 năm, có thụy hiệu là Vũ Hoàng đế. 

Vua Quang Trung và những giấc mơ thống nhất đất nước còn đang dang dở

Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ một vị anh hùng dân tộc với tình yêu nước mãnh liệt, ý chí sắt đá và một lòng muốn thống nhất giang sơn đất nước đã tạo nên một giai thoại hào hùng trong lịch sử dân tộc. Đến nay, chúng ta vẫn không quên những đóng góp to lớn của ông cho sự nghiệp thống nhất nước nhà, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Để biết thêm những thông tin chi tiết về lịch sử hào hùng hay những nhà cách mạng có tấm lòng yêu nước cao cả, theo dõi ngay 35express ngay bạn nhé!

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating