Phi Vụ “Ăn Cơm Trước Kẻng” Đến Từ Vị Vua Hiền Đức Nhất Đại Việt

Photo of author


Trần Thánh Tông, tên húy Trần Hoảng, là một vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần trong lịch sử nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 30 tháng 3 năm 1258 đến ngày 8 tháng 11 năm 1278 và sau đó trở thành Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời vào năm 1290. Trần Thánh Tông được coi là một trong những vị vua nổi tiếng của triều đại Trần và được biết đến với việc lấy Trần Thị làm hoàng hậu và có con là Trần Nhân Tông. Cùng 35Express tìm hiểu về phi vụ “ăn cơm trước kẻng” có 1-0-2 trong lịch sử của Trần Nhân Tông qua bài viết sau nhé!

Trần Thánh Tông là ai?

Trần Thánh Tông, tên húy Trần Hoảng là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần nước Đại Việt, trị vì từ ngày 30 tháng 3 năm 1258 đến ngày 8 tháng 11 năm 1278. Sau đó ông làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi qua đời năm 1290. 

Vua Trần Thánh Tông được coi là nhất kiến chung tình với Trần Thị, con gái An Sinh Vương Trần Liễu, em gái Trần Hưng Đạo. Bà là phối ngẫu duy nhất của vua Trần Thánh Tông và là mẹ ruột của vị vua nổi tiếng Trần Nhân Tông. Tư liệu về Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu rất ít. Bà không rõ năm sinh, chỉ biết bà có tên là Thiều.

Triều đình khi đó, Thái sư Trần Thủ Độ cũng là một thế lực rất lớn. Việc Trần Thánh Tông lấy ai hay lập ai làm hoàng hậu đều do vua cha Trần Thái Tông chủ trì. Thái Tông mong muốn thiết lập mối quan hệ sâu sắc giữa hai nhánh nhà Trần, nên muốn kết thông gia với Trần Liễu. 

Xem Thêm:  Kiếm tiền với Dropshipping là gì? các trang web Dropshipping tốt nhất hiện nay 2021

Phi Vụ “Ăn Cơm Trước Kẻng” Đến Từ Vị Vua Hiền Đức Nhất Đại Việt

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, việc lập Thiên Cảm là hoàng hậu cũng rất khó. Vụ làm loạn của Trần Liễu ít nhiều làm Trần Thủ Độ nghi kị. Thêm vào đó, năm 1251, anh trai bà là Trần Quốc Tuấn mới có vụ cướp dâu với Thiên Thành công chúa làm triều đình chấn động. Bà lại là thứ nữ, trên còn 4 người chị, nếu được chọn thì cũng không đến lượt.

Nhưng xét theo bối cảnh lịch sử lúc đó, bà và vua Trần Thánh Tông đã cảm mến nhau từ trước. Năm Nguyên Phong thứ 8, tháng 2, Thái tử Trần Hoảng lên kế vị. Tháng 8, bà được sách phong làm Thiên Cảm phu nhân. Không lâu sau đó chính thức được phong hậu.

Tháng 11 năm ấy, Hoàng hậu sinh ra trưởng hoàng tử Trần Khâm, tức Nhân Tông hoàng đế. Như vậy, bà đã gặp gỡ và được Thánh Tông sủng hạnh ít nhất khoảng đầu năm đó, hoặc thậm chí còn sớm hơn nữa. 

Dựa theo các mốc thời gian và sự tình khi đó, có thể đoán rằng Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Hậu vốn không được chọn làm hoàng hậu. Và chính việc mang thai Trần Nhân Tông đã giúp cho bà có thể một bước lên đến ngai hậu, sánh vai cùng vua Trần Thánh Tông. 

Xem thêm tin tức về vị vua tài đức này trên ứng dụng đọc và chia sẻ tin tức Hay1 tại đây nhé!

Rate this post
Xem Thêm:  Pm là gì? Tất tần tật ý nghĩa của từ pm

Bài liên quan:

Leave feedback about this

  • Rating