Ông Srettha Thavisin chính thức được bầu làm thủ tướng Thái Lan. Ông xuất thân là doanh nhân và được yêu mến trong cộng đồng doanh nghiệp. Hãy cùng 35Express tìm hiểu về Srettha Thavisin qua bài này nhé!
Srettha Thavisin là ai?
Srettha Thavisin (1962) sinh ra ở Thái Lan. Ngày 22/08/2023, ông giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Thái Lan và trở thành Thủ tướng. Srettha có bằng kỹ sư kỹ thuật dân dụng của Đại học Chulalongkorn. Ngoài ra, ông còn có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Claremont ở Mỹ.
Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Srettha Thavisin
Tên đầy đủ: | Srettha Thavisin (เศรษฐา ทวีสิน) |
Năm sinh: | 1963 |
Tuổi: | 61 tuổi (tính đến năm 2024) |
Quốc tịch: | Thái Lan |
Học vấn: | Đại học Chulalongkorn Đại học Claremont (Mỹ) |
Nghề nghiệp: | Thủ tướng Thái Lan |
Vợ: | Pakpilai Thavisin |
Con cái: | 3 đứa |
Chiều cao: | 1.91 m |
Ông trùm ngành bất động sản
Ông Srettha bắt đầu sự nghiệp của mình tại chi nhánh Procter & Gamble ở Thái Lan. Tại Procter & Gamble, ông đảm nhiệm vai trò trợ lý giám đốc. Năm 1990, cùng với một số người anh em họ, ông thành lập công ty Sansiri. Công ty này sau đó trở thành công ty bất động sản lớn nhất Thái Lan. Ông từng giữ chức chủ tịch và giám đốc điều hành Sansiri. Tháng 4/2023, ông từ chức để tham gia chính tường.
Năm 2022, Sansiri niêm yết tại Bangkok đạt doanh thu 34,9 tỷ baht (tương đương 1,01 tỷ USD) và 4,2 tỷ baht lợi nhuận ròng. Cổ phiếu của Sansiri đã tăng hơn 8% tại Bangkok sau khi ông đắc cử. Ông là bạn của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Srettha rất được yêu mến trong cộng đồng doanh nghiệp. Theo khảo sát do Krungthep Turakij thực hiện, có khoảng 66% trong 100 tham gia cuộc thăm dò muốn ông Srettha trở thành tân thủ tướng.
Thủ tướng thứ 30 của Thái Lan
Ngày 22/08/2023, Quốc hội Thái Lan bầu Srettha Thavisin, ứng viên từ đảng Pheu Thai làm tân thủ tướng. Nhờ đó chấm dứt ba tháng bế tắc chính trị của Thái Lan. Đảng Pheu Thai đã lập liên minh với 10 đảng, trong đó có hai đảng liên quan đến quân đội, để thành lập chính phủ. Đây là đảng nhận được nhiều phiếu bầu thứ hai trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5/2023. Srettha cho biết ông tham gia chính trường bởi cảm nhận được nỗi thất vọng trong công chúng Thái Lan.
“Tôi thấy thật vinh dự khi được bầu làm Thủ tướng”. Ông Srettha nói với các phóng viên sau cuộc bỏ phiếu. “Tôi muốn cảm ơn tất cả người dân Thái Lan. Tôi sẽ cố gắng hết sức”. Theo giới quan sát, trên cương vị thủ tướng, ông Srettha sẽ phải đối mặt hàng loạt thách thức. Đà suy giảm kinh tế của Trung Quốc đang gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế Thái Lan. Điều này khiến xuất khẩu sụt giảm và du lịch bị mất đi một lượng du khách lớn. Thái Lan cũng đang phải vật lộn với vấn đề lâu dài là nợ hộ gia đình cao.
Mong muốn thích nền kinh tế, mang lại công bằng xã hội
Trên cương vị tân Thủ tướng Thái Lan, ông Srettha hứa sẽ kích thích nền kinh tế, mang lại công bằng xã hội và quản trị tốt. Ông cho biết sẽ giải quyết vấn đề chi phí sinh hoạt tăng, bỏ quy định nghĩa vụ quân sự bắt buộc, đảm bảo quyền bình đẳng hôn nhân cho các cặp đồng giới và soạn một hiến pháp mới đại diện cho ý nguyện của người dân trong 100 ngày đầu nắm quyền. Ngày 22/11/2023, Thủ tướng Srettha Thavisin đưa ra chính sách ngoại giao chủ động mới tại cuộc họp với các đại sứ, tổng lãnh sự, tùy viên thương mại ở Bangkok. Mà ở đó các phái viên sẽ đóng vai trò nòng cốt thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch.
Ông kêu gọi các nhà ngoại giao cùng hợp tác để đưa ra phương hướng và chiến lược hiệu quả. Thủ tướng cũng chỉ ra sự cần thiết phải bắt đầu thực hiện chính sách ngoại giao chủ động. Ông nhấn mạnh vai trò thiết yếu của chính phủ là hỗ trợ cải thiện hơn nữa chỉ số thuận lợi kinh doanh của Thái Lan và đẩy nhanh các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do. Nhiều hiệp hội và tập đoàn lớn của Thái đều kỳ vọng ông Srettha sẽ giúp khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Từ đó, tạo động lực cho nền kinh tế đất nước thoát khỏi sự trì trệ hiện nay để phát triển.