Phạm Trung Kiên là ai? Cựu thư ký bị đề nghị tử hình, khóc xin tòa giảm án

Photo of author

Trong vụ án Chuyến bay giải cứu, Phạm Trung Kiên là bị can bị Viện kiểm sát đánh giá phạm tội trắng trợn. Ông Kiên cũng là bị can duy nhất bị đề nghị tử hình. Trong phiên tòa sáng 18-7, bị cáo Phạm Trung Kiên bật khóc nói ‘không ép bức doanh nghiệp’ và xin không bị tử hình. Cùng 35Express tìm hiểu về Phạm Trung Kiên. Cũng như vai trò trong vụ án trên Hay1 – ứng dụng đọc và chia sẻ tin tức tại đây. Hoặc theo dõi bài viết sau nhé!

Phạm Trung Kiên là ai?

Ông Phạm Trung Kiên sinh năm 1981, là cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Bị cáo Phạm Trung Kiên tại tòa

Tóm tắt tiểu sử, lý lịch Phạm Trung Kiên

Tên đầy đủ:Phạm Trung Kiên
Năm sinh:1981
Số tuổi:42 (tính đến năm 2023)
Quốc tịch:Việt Nam
Nơi sinh sống:Hà Nội
Nghề nghiệp:Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế

Chiều 17/7, phiên toà xét xử vụ Chuyến bay giải cứu tiếp tục phần tự bào chữa của các bị cáo. Chỉ 4 bị cáo giơ tay xin tự bào chữa. Trong đó nổi bật là phần tự bào chữa của ông Hoàng Văn Hưng – cựu Trưởng phòng 5 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

Ông Hoàng Văn Hưng trong phiên tòa tự bào chữa cho chính mình trong 8 phút

Sáng 18-7, phiên tòa xét xử vụ án chuyến bay giải cứu tiếp tục phần tranh tụng. Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) cùng một số bị cáo và luật sư được trình bày quan điểm bào chữa. Xem thông tin mới nhất về Phạm Trung Kiên. Và vai trò trong vụ án trên Hay1 – ứng dụng đọc và chia sẻ tin tức tại đây.

Vai trò trong vụ án Chuyến bay giải cứu

Bạn đọc có thể xem Tóm tắt vụ án Chuyến bay giải cứu tại đây.

Tại sao thư ký Thứ trưởng có “quyền hạn” tới vậy?

Thời điểm đó, Bộ Y tế phân công Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm nhiệm vụ xem xét, duyệt ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chức năng. Khi những nơi này xin ý kiến về chuyến bay giải cứu. Hoặc chuyến bay combo, xin cho khách lẻ được về nước.

Đại diện VKS kiến nghị cơ quan chức năng điều tra trách nhiệm của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Các cơ quan chức năng thông qua thư ký Phạm Trung Kiên để trình thứ trưởng xem xét. Và ký duyệt văn bản trả lời.
Cơ quan truy tố cáo buộc thư ký Kiên đã lợi dụng chức vụ yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 triệu đến 200 triệu một chuyến bay.

Đối với chuyến bay combo, thư ký Kiên ra giá với doanh nghiệp phải “chung chi” từ 500.000 – 2 triệu đồng một khách. Với hình thức “đếm đầu người” cho khách lẻ, Kiên ra giá từ 7-15 triệu đồng/khách.

Ông Tô Anh Dũng (bên trái), Phạm Trung Kiên (ở giữa), Vũ Anh Tuấn (bên phải) vụ án Chuyến bay giải cứu

Ngoài ra Kiên còn cùng với Vũ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an) yêu cầu, gợi ý các doanh nghiệp liên hệ, chi tiền cho Kiên để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay. Cũng như kịp trả lời các văn bản liên quan “chuyến bay giải cứu”.

Phương pháp nhận hối lộ tinh vi – chuyển tiền vào tài khoản mẹ vợ

Ông Kiên xác nhận có 253 lần nhận hối lộ với số tiền 42,6 tỉ đồng. Đa phần diễn tra tại trụ sở Bộ Y tế. Hoặc chuyển khoản vào tài khoản của mẹ vợ Kiên.

Từ tháng 7 đến tháng 11-2021, Kiên đã yêu cầu và Công ty Bluesky phải chi 150 triệu đồng/ chuyến bay combo. Tổng cộng nhận hơn 6 tỷ trong 7 lần từ công ty này.

Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty Blue Sky) bị cáo buộc hối lộ hơn 100 tỉ đồng

Tháng 6-2021, Trần Thị Mai Xa (giám đốc Công ty cổ phần Masterlife) gặp ông Kiên tại trụ sở Bộ Y tế. Bà Xa nhờ giải quyết sớm thủ tục cấp phép chuyến bay combo. Kiên yêu cầu doanh nghiệp phải chi từ 1-2 triệu đồng/khách. Tổng số tiền Kiên nhận là 5.000 USD và 1,6 tỉ đồng.

Cũng trong tháng 6-2021, Phạm Trung Kiên gặp bà Hoàng Diệu Mơ (giám đốc Công ty An Bình). Và yêu cầu phải chi 150 triệu/chuyến bay. Cựu thư ký nhận “cảm ơn” 5,1 tỉ cho 34 chuyến bay được cấp phép.

Hoàng Diệu Mơ (tổng giám đốc Công ty TNHH An Bình) bị cáo buộc hối lộ 34,6 tỉ đồng

Đáng chú ý, viện kiểm sát cáo buộc ông Kiên có 114 lần nhận hối lộ từ Vũ Hồng Quang – Phó trưởng Phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam. Ông Quang liên hệ nhờ Kiên giúp để Bộ Y tế chấp thuận cho khách lẻ được về nước. Kiên yêu cầu phải chi 7-15 triệu đồng/khách. Tổng số tiền cựu thư ký thứ trưởng đã nhận hơn 7,4 tỉ đồng.

Vũ Hồng Quang (trái) và các cán bộ Cục hàng không vụ án Chuyến bay giải cứu

Làm khó doanh nghiệp để được hối lộ

Ông Kiên khẳng định không yêu cầu doanh nghiệp phải “lót tay”. Các mức chi, hình thức chi đều do “doanh nghiệp chủ động đề xuất”. Nhưng các bị cáo là chủ các doanh nghiệp khai bị các cựu quan chức yêu cầu phải chi tiền. Một số ít bị cáo khai “tự nguyện cảm ơn”.

Bị cáo Vũ Minh Thắng (giám đốc Công ty Thuận An) khai bị Cục Lãnh sự làm khó đánh trượt hồ sơ 8 lần. Đến lần thứ 9 công ty mới được cấp phép chuyến bay đầu tiên. Việc này suôn sẻ do ông Thắng đã “chi” 600 triệu đồng cho cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan.

Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Lan Hương bị cáo buộc nhận 25 tỉ đồng và không hợp tác điều tra

Sau lần “bôi trơn” trên, ông Thắng nhận được điện thoại từ Phạm Trung Kiên Và Vũ Anh Tuấn yêu cầu “lên gặp nói chuyện”. Thực chất, là để ra giá yêu cầu ông Thắng phải “chi” 150-200 triệu một chuyến bay.

Bị cáo Vũ Minh Thắng (giám đốc Công ty Thuận An)

Bị cáo Đào Minh Dương (chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun) khi trả lời xét hỏi hay khi đối chất với Kiên đều khẳng định tại phòng họp của Bộ Y tế chứng kiến Kiên quát tháo các đại diện doanh nghiệp. Và yêu cầu chung chi giá 150 triệu một chuyến bay. Thậm chí, Dương còn khai có thời điểm cứ 8h30 hằng ngày là Kiên gọi điện giục chuyển tiền. Nói “thứ trưởng đã ký rồi, anh chuyển tiền thì mới có dấu”, Dương khai.

Chủ tịch VijaSun Đào Minh Dương khai bị ‘quát’, ‘ép đưa tiền’

Phạm Trung Kiên trong phiên tòa sáng 18-7

“Bị cáo không ép bức doanh nghiệp”

Phạm Trung Kiên bị VKSND Hà Nội đề nghị án tử hình với cáo buộc Nhận hối lộ “trắng trợn nhất”. Tổng 42,6 tỷ đồng, 253 lần, trong đó 228 lần qua chuyển khoản. Ông Kiên được cơ quan công tố ghi nhận đã trả 12 tỷ đồng cho các doanh nghiệp trong giai đoạn điều tra. Đồng thời nộp 15 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ án.

Trong hơn 10 phút trình bày phần tự bào chữa sáng 18-7, cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế ba lần xin được tuyên dưới mức án tử hình để “vẫn còn cơ hội sửa chữa lỗi lầm”. Kiên trình bày với giọng nhỏ nhẹ, đôi lúc run run khi nhắc đến những cáo buộc, mức án tử hình mà viện kiểm sát đề nghị trong phần luận tội.

Bị cáo Phạm Trung Kiên trong phần bào chữa

Mở đầu phần bào chữa, Kiên xác nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu là đúng. Kiên rất ăn năn hối lỗi và “xin được gửi lời xin lỗi Đảng, Nhà nước cùng nhân dân”. Cựu thư ký cúi mặt khi trình bày.

Giống như các phiên xử trước, Kiên tiếp tục khẳng định “không gây khó khăn cho doanh nghiệp”. Kiên cũng đưa ra hàng loạt dẫn chứng để biện minh rằng các doanh nghiệp cảm ơn mình sau khi thực hiện chuyến bay giải cứu. Chứ “bị cáo không đòi hỏi”. Trong phần này, Kiên 2 lần khẳng định “không ép bức doanh nghiệp” như phần luận tội quy kết và lời khai của một số bị cáo khác.

Cựu thư ký Phạm Trung Kiên bật khóc xin không bị án tử hình

Phạm Trung Kiên tiếp tục đưa ra một số ví dụ để khẳng định rằng không ép buộc “bôi trơn”.

Với số tiền 15 tỉ nhận từ các doanh nghiệp liên quan đưa khách lẻ về nước. Kiên cho hay khi nhận thức được sai lầm đã chủ động khai nhận với cơ quan điều tra. Nên xin tòa ghi nhận đây là sự thành khẩn để giảm nhẹ. Kiên khai báo thời điểm dịch do tháp tùng Thứ trưởng đi công tác chống dịch nên bị cuốn vào guồng công việc. Do đó không nhận thức được hành vi sai trái.

“Bị cáo cũng tác động gia đình nộp lại. Nguyện vọng sẽ đóng 100% số tiền đã nhận hối lộ nên xin hưởng sự khoan hồng”. Ông Kiên chia sẻ trước tòa. Kiên khai đến đây thì bật khóc và xin không bị tử hình, “được hưởng mức án tù” để có cơ hội trở về.

Trước đó trong phiên toàn ngày 14-7, ông Kiên chia sẻ “Sau thời gian dài nằm viện điều trị vì COVID-19 diễn biến nặng. Tôi nhận tin báo khởi tố vụ án chuyến bay giải cứu. Tôi phải chịu sức ép nặng từ nhiều phía. Khi làm việc với cơ quan điều tra. Tìm hiểu thì thấy khung hình phạt tội nhận hối lộ cao nhất đến tử hình nên tôi rất sợ. Tôi rất ám ảnh. Bị cáo từng chỉ muốn chết để thoát khỏi áp lực”. Ông Kiên cho biết sau đó đã phải nhập viện Bạch Mai để điều trị dấu hiệu tâm thần.

Luật sư đề nghị đổi tội danh cho Phạm Trung Kiên

Đề nghị đổi sang tội danh Lợi dụng ảnh hưởng người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi

Luật sư Hà Mạnh Huy, một trong ba người bào chữa cho bị cáo Kiên, cho rằng viện kiểm sát chưa đánh giá đầy đủ bản chất sự việc. Luật sư lý giải Kiên có hành vi vi phạm pháp luật, nhận tiền của doanh nghiệp. Nhưng “chưa thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội nhận hối lộ” vì hai lý do. Kiên không có chức năng quyền hạn đề xuất, duyệt hồ sơ xin cấp phép chuyến bay. Và thời điểm phạm tội, trong Bộ Y tế “không có chức vụ gì gọi là thư ký Thứ trưởng”.

“Thực tế, ông Kiên làm trợ lý Thứ trưởng nhưng vẫn ăn lương chuyên viên. Về chức vụ, vai trò, Kiên không phải là thư ký của thứ trưởng. Như cáo trạng ghi”, luật sư nêu quan điểm.

Tại Bộ Y tế, thẩm quyền ký duyệt, trả lời các đơn vị, tất cả do thứ trưởng ký. Kiên không hề, không thể can thiệp đến nội dung các văn bản này. Luật sư kiến nghị cơ quan tố tụng, chỉ xem xét thân chủ về tội Lợi dụng ảnh hưởng người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Thay vì Nhận hối lộ.

Tình tiết giảm nhẹ do tích cực khắc phục hậu quả

Mở đầu phần bào chữa sáng 18/7, luật sư Huy cho hay vợ ông Kiên đã nộp thêm 8 tỷ. Bày tỏ hy vọng chồng sẽ được VKS “cân nhắc lại” để tuyên mức án có thời hạn. Thay vì tử hình. Vợ bị cáo cũng tự nguyện và sẵn sàng để cơ quan chức năng phát mại. Hoặc tịch thu tài sản để thêm tiền bồi thường thay cho chồng.

Quá trình bào chữa, luật sư đề nghị hội đồng xét xử, viện kiểm sát cho bị cáo được hưởng tình tiết người phạm tội tự thú. Vì đã chủ động khai báo số tiền 15 tỷ khách lẻ khi chưa xác định được người liên quan. Bị cáo cũng tích cực thông qua luật sư để vận động gia đình khắc phục hậu quả.

Tổng số tiền các bị cáo đã khắc phục

Xem thông tin mới nhất về Phạm Trung Kiên. Và phiên xét xử tiếp theo trên Hay1 – ứng dụng đọc và chia sẻ tin tức tại đây.

5/5 - (1 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating