Thời gian qua, nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Sherbrooke (Canada) – Nguyễn Bảo Huy đã có các ý kiến với đề xuất giảm thiểu việc dùng ngân sách đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài. Hãy cùng 35Express tìm hiểu về Nguyễn Bảo Huy qua bài sau nhé!
Nguyễn Bảo Huy là ai?
Nguyễn Bảo Huy (1987) đang công tác tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Anh tốt nghiệp Kỹ sư và Thạc sĩ tại Đại học Bách Khoa Hà Nội vào 2010 và 2015. Năm 2019, anh nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Sherbrooke, Canada và Đại học Lille (Pháp). Từ 2019 – 2021, anh làm nghiên cứu sau tiến sĩ ở Đại học Sherbrooke. Từ 2021 – nay, anh làm việc tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Xe điện, ở ĐH Bách Khoa Hà Nội. Các nghiên cứu của anh tập trung vào hệ thống truyền động và năng lượng của xe điện. Anh là học viên khoá đầu tiên, năm 2013, của Trường hè Khoa học Việt Nam.
Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Nguyễn Bảo Huy
Tên đầy đủ: | Nguyễn Bảo Huy |
Năm sinh: | 1987 |
Tuổi: | 37 tuổi (tính đến năm 2024) |
Quốc tịch: | Việt Nam |
Học vấn: | Đại học Bách Khoa Hà Nội Đại học Sherbrooke (Canada) Đại học Lille (Pháp) |
Nghề nghiệp: | Giảng viên |
Facebook: | Nguyễn Bảo-Huy |
Chia sẻ về vấn đề nghiên cứu
Đưa ra quan điểm về đào tạo tiến sĩ
Theo anh Huy cần phải học theo cách mà các nước vẫn làm. Đó là đầu tư cho đào tạo tiến sĩ trong nước để nâng cao nội lực nghiên cứu khoa học của Việt Nam. Theo anh, để làm được điều này, nhà nước nên lập một quỹ học bổng cho nghiên cứu sinh. Khi đó, mỗi nghiên cứu sinh khi làm tiến sĩ trong nước đều được trả lương với mức trần là 10 triệu đồng/tháng, trong tối đa 5 năm.
Mỗi năm, họ còn được chi thêm tối đa 50 triệu đồng để đi hội nghị và chi tiêu các khoản phục vụ nghiên cứu. Theo cách này, sau 5 năm, ta có thể đào tạo 10.000 tiến sĩ chất lượng cao. Khi đó, các tiến sĩ chất lượng cao này có thể ngang tầm với các đại học thường thường bậc trung của thế giới, với mức kinh phí cao nhất là 8.500 tỉ. Như vậy, so với dự kiến của dự thảo đề án chi 12.000 tỉ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ. Khi đó, nhà nước vẫn dư ít nhất 3.500 tỉ đồng để làm các việc khác có liên quan.
Cái mất của nền khoa học
Hàng loạt nhà khoa học được tài trợ của Quỹ NAFOSTED. Nhưng khi công bố bài báo lại không ghi đúng địa chỉ nơi làm việc của mình. Theo anh Bảo Huy, cách mà Quỹ NAFOSTED đối mặt với vấn đề này sẽ phản ánh tầm nhìn về sứ mệnh thực sự của quỹ.
Anh Huy bình luận thêm. “Nếu dung túng, hoặc chỉ đơn giản là không quan tâm đến các hành vi mua bán công bố khoa học thì việc này sẽ phá nát môi trường nghiên cứu, đi ngược lại chuẩn mực quốc tế, làm hạ thấp năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, làm giảm chất lượng nghiên cứu và suy yếu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. Tóm lại là đi ngược lại sứ mệnh với đất nước mà Quỹ đã nhận và tuyên bố”.