Cụm từ “giả trân” đang rất HOT ở trên mạng, được rất nhiều bạn trẻ sử dụng với mục đích gây cười. Vậy giả trân là gì? Nguồn gốc xuất hiện cụm từ giả trân? Hãy cùng 35Express tìm hiểu ngay thôi nào!
“Giả trân” là gì?
Trong từ điển Việt Nam không hề có cụm từ giả trân này. Thật ra, cụm từ này được ghép từ hai từ là “giả” và “trân”. Ý nghĩa của từ “giả” theo từu điển Việt Nam là giả dối, lừa dối. Còn từ “trân” lại mang hai ý nghĩa. Tùy vào ngữ cảnh mà từ này mang một nghĩa khác nhau.
Nghĩa thứ nhất chỉ vẻ mặt trơ ra, không cảm thấy xấu hổ. Nghĩa thứ hai chỉ hành động ngẩn ngơ, không có cử động gì với sự việc diễn ra trước mặt. Thường thì nghĩa thứ nhất được sử dụng nhiều hơn.
Ý nghĩa của cụm từ “giả trân”
Hiểu một cách nôm na rằng, giả trân dùng để chỉ một hành động mà ai nhìn vào cũng thấy là giả dối. Nhưng người thực hiện hành vi dù bị phát hiện vẫn không hề ngượng ngùng hay xấu hổ.
Ngoài cụm từ “giả trân” ra thì cụm từ “không hề giả trân” cũng được sử dụng rất nhiều. Cụm từ này mang ý nghĩa ngược lại hoàn toàn với cụm từ giả trân.
Nguồn gốc bắt nguồn cụm từ “giả trân”
Nhiều khán giả cho rằng, cụm từ giả trân bắt nguồn từ một clip hài của Huỳnh Lập. Câu nói xuất hiện trong clip là: “Ôi cái mũi em giả trân à!”
Câu nói với hàm ý mỉa mai chiếc mũi đã bị sửa rồi nhưng vẫn nhận mình là đẹp tự nhiên. Khán giả sau khi xem clip đã tỏ ra rất thích thú. Từ đó, cụm từ này được các bạn trẻ sử dụng rộng rãi.
Với những thông tin trên, chắc chắn bạn đã biết Giả trân là gì rồi nhỉ? Theo dõi 35Express để có thêm nhiều thông tin thú vị!