Ông Đào Minh Tú có nhiệm kỳ thứ 3 trong vai trò Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hãy cùng 35Express tìm hiểu về Đào Minh Tú qua bài này nhé!
Đào Minh Tú là ai?
Đào Minh Tú (1964) có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ kinh tế. Đến nay, Phó Thống đốc đã có hơn 35 năm công tác trong ngành Ngân hàng. Ông Minh Tú được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu ngày 15/5/2012. Đến tháng 5/2017, ông được bổ nhiệm lại giữ chức vụ này. Ngày 15/05/2022, ông Tú được tái bổ nhiệm trong vai trò Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Đào Minh Tú
Tên đầy đủ: | Đào Minh Tú |
Năm sinh: | 14/6/1964 |
Tuổi: | 60 tuổi (tính đến năm 2024) |
Quốc tịch: | Việt Nam |
Học vấn: | Tiến sĩ kinh tế |
Nghề nghiệp: | Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Lãi suất cả thế giới tăng, Việt Nam đã 4 lần giảm
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chia sẻ về vấn đề điều hành chính sách tiền tệ từ 2023 đến đầu 2024. Ông khẳng định, chưa bao giờ việc điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như thời gian qua. Việc điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới đã ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam. Đặc biệt là sau 2 năm đại dịch COVID-19 và tình hình sản xuất của thế giới.
Về vấn đề lãi suất, ông Tú nhận thấy điều hành lãi suất là khó nhất. Nước Mỹ đã 11 lần điều chỉnh tăng và đang duy trì lãi suất ở mức 5,5%. Đây cũng là mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. . Trong khi lãi suất cả thế giới tăng, thì Việt Nam đã 4 lần giảm lãi suất. Đồng thời tạo dư địa, thanh khoản cho thị trường, cho nền kinh tế. Đặc biệt thanh khoản cho các tổ chức tín dụng để tạo dư địa cho các NHTM có giá vốn rẻ để có thể cho vay lãi suất thấp.
Linh hoạt điều hành tăng trưởng tín dụng
Những ngày đầu 2024, nền kinh tế nhận được các chính sách mới sẵn sàng cho đà tăng trưởng. Đầu tiên là nguồn vốn. NHNN đã giao toàn bộ hạn mức tín dụng cho các NHTM từ đầu 2024.
Do đó các NHTM mại phải quyết liệt hơn, có trách nhiệm hơn trong việc cung ứng vốn phục vụ nền kinh tế. “Làm sao cung ứng vốn cho nền kinh tế, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, đảm bảo nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, đặt ra con số đó, để cả hệ thống ngân hàng có mục tiêu phấn đấu, đảm bảo hài hòa các lĩnh vực khác”. Ông Tú nhấn mạnh.