Câu nghi vấn là gì? Toàn bộ kiến thức về câu nghi vấn cực chi tiết

Photo of author

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn hay sử dụng câu nghi vấn để hỏi các vấn đề mà bạn muốn giải đáp thắc mắc. Vậy bạn đã biết câu nghi vấn là gì? chưa, bạn có phân biệt được từ nghi vấn và từ phiếm định không? Vậy hãy cùng 35Express giải đáp những thắc mắc đó nhé!

Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn là câu được dùng rất nhiều trong đời sống hằng ngày hay trong giao tiếp, tác phẩm văn học. Được hiểu nôm na là một dạng câu hỏi, dùng để hỏi một người nào đó mà bạn cần được giải đáp về những vấn đề chưa biết hay chưa hiểu của bản thân. Đặc biệt, nó thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu.

Ví dụ: Tại sao hôm qua bạn không đi làm? (Trong câu ví dụ này, người hỏi muốn biết lý do hôm qua bạn không đi làm. Đây là câu nghi vấn với mục đích hỏi về nguyên nhân).

cau-nghi-van-la-gi-1-35express

Những ví dụ cụ thể về câu nghi vấn

Ví dụ 1: Dạ con chào cô, cô cho con hỏi bạn Ly có ở nhà không ạ? (Đây là câu nghi vấn với mục đích để hỏi về sự tồn tại của bạn Ly).

Xem Thêm:  Stem và Steam là gì? Phương pháp học và giáo dục STEAM - STEM

Ví dụ 2: Tối nay hẹn gặp nhau ở đâu? (Trong ví dụ này, câu nghi vấn với mục đích hỏi về nơi chốn).

Ví dụ 3: Mình gặp nhau lúc mấy giờ? (Câu nghi vấn này có tác dụng hỏi về thời gian).

Ví dụ 4: Sao hôm nay con về trễ vậy? (Mục đích của câu nghi vấn này là hỏi về nguyên nhân).

Từ nghi vấn là gì?

Từ nghi vấn là một phần của câu nghi vấn. Chức năng chính của nó cũng là dùng để hỏi. Dấu hiệu để nhận biết đó là câu nghi vấn dựa vào những từ nghi vấn như: tại sao, như thế nào, bao nhiêu, chưa, à, đấy, đâu, không, sao vậy, ai….

Ví dụ: Bạn chưa ăn cơm à?

tu-nghi-van-la-gi-35express

Những đặc điểm của câu nghi vấn

Để nhận biết được đó là câu gì thì chúng ta sẽ dựa vào dấu câu được sử dụng trong câu như: câu nghi vấn sẽ được kết thúc bằng dấu hỏi chấm, câu cảm thán là dấu chấm than và câu cầu khiến sẽ là dấu chấm.

Ta có thể sử dụng nhiều từ nghi vấn để hỏi và mỗi từ nghi vấn khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau.

  • Hỏi về thời gian sẽ sử dụng các từ: khi nào, bao giờ, bao lâu, lúc nào, mấy giờ,… Ví dụ: Khi nào lễ hội sẽ được diễn ra?
  • Hỏi về nơi chốn sẽ dùng: ở đâu, nơi nào,… Ví dụ: Chúng ta sẽ đi du lịch ở đâu?
  • Hỏi về sự lựa chọn chúng ta có thể dùng từ: hoặc là, hoặc, hay, hay là,… Ví dụ: Bây giờ mình đi ăn hay đi xem phim?
  • Khi chúng ta muốn hỏi về sự khẳng định hay phủ định về một vấn đề nào đó sẽ sử dụng từ: hả, chưa, không, à,… Ví dụ: Bạn muốn uống trà sữa không?

nhung-dac-diem-cua-cau-nghi-van-35express

Chức năng của câu nghi vấn

Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, thì câu nghi vấn cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau, bao gồm:

Xem Thêm:  Natri xyanua là gì? phương pháp xác định xyanua

Dùng để hỏi và giải đáp thắc mắc một vấn đề nào đó

Chức năng này rất thường xuyên bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Kiến thức là vô tận và rất nhiều điều chúng ta không thể biết hết được về thế giới bao la, rộng lớn này nên việc chúng ta có những điều không thể tự mình tìm hiểu được là chuyện rất bình thường. Ví dụ: Tại sao nước biển lại mặn?

chuc-nang-cua-cau-nghi-van-35express

Làm chức năng là câu cầu khiến

Chức năng này rất khó để nhận biết được, mặc dù trong một câu đó là câu nghi vấn nhưng về mặt ngữ nghĩa thì đó là câu cầu khiến. Nên sử dụng trong một hoàn cảnh cụ vì nó được dùng để ra lệnh, yêu cầu hay đề nghị. Ví dụ: Cả lớp trật tự!

Làm chức năng phủ định

Dùng để phủ nhận, phản đối những ý kiến và thể hiện thái độ không tin vào câu nói mà người khác đưa ra.

Ví dụ: Bài thuyết trình này không hay gì cả.

chuc-nang-cua-cau-nghi-van-1-35express

Làm chức năng khẳng định

Dùng để khẳng định một sự việc hay hành động nào đó chắc chắn sẽ xảy ra.

Ví dụ: Nó không làm thì ai làm?

Dùng để bộc lộ tình cảm

Dùng để diễn tả cảm xúc của con người như: buồn, vui, hờn, ghen, giận dỗi, tức giận, tiếc nuối,… và nó thường xuất hiện trong tất cả những thể loại thơ và truyện. Ví dụ: Hôm nay tôi rất vui khi được làm quen với bạn.

Những lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn

Nếu dùng quan hệ từ “hoặc” trong câu nghi vấn thì câu đó sẽ trở thành một câu trần thuật. Ví dụ: Anh dọn hoặc tôi dọn. (Câu ví dụ này mang ý nghĩa khẳng định chứ không phải là câu nghi vấn).

Có nhiều câu sử dụng các hình thức, âm thanh giống như một câu nghi vấn nhưng nó không được dùng trong câu nghi vấn. Ví dụ: Ai đó đã lấy cây bút của tôi. (Từ “ai” trong câu ví dụ trên không phải là đại từ nghi vấn mà chính là đại từ phiếm chỉ).

Xem Thêm:  Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Cách phân biệt chủ ngữ và vị ngữ chuẩn

nhung-luu-y-khi-su-dung-cau-nghi-van-35express

Vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc, ngữ nghĩa trong câu đó đối với vài trường hợp nhất định.

Phải hỏi rõ ràng và nên sử dụng câu nghi vấn phù hợp với từng đối tượng để làm sao kết hợp với từ nghi vấn sao cho hợp lý.

Chúng ta cần phân biệt rõ giữa từ nghi vấn và từ phủ định, mặc dù nó có cùng hình thức ngữ âm nhưng về mặt ý nghĩa sẽ khác nhau.

Giữa 2 câu ví dụ này:

  • “Mẹ chưa ăn cơm”
  • “Mẹ ăn cơm chưa”

Từ “chưa” trong câu đầu tiên là từ phủ định, còn từ “chưa” trong câu thứ hai sẽ được dùng để hỏi.

Từ nghi vấn có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu tùy thuộc vào chủ ý của người nói. Ví dụ như:

  • Khi nào con đi làm về?
  • Con khi nào đi làm về?
  • Con đi làm về khi nào?

Phân biệt từ nghi vấn với từ phiếm định trong câu nghi vấn

Vẫn có nhiều người bây giờ vẫn nghĩ rằng trong một câu có các từ như: ai, gì, đâu,… Đều là từ nghi vấn. Thế nên tùy vào trường hợp cụ thể mà chúng ta phân biệt đâu là từ nghi vấn và đâu là từ phiếm định.

Từ nghi vấn dùng để thể hiện sự nghi ngờ, chưa rõ ràng về vấn đề cần được giải đáp từ một người nào đó. Còn đại từ phiếm định dùng để chỉ chung chung, không được xác định cụ thể.

phan-biet-tu-nghi-van-voi-tu-phiem-dinh-trong-cau-nghi-van-35express

Ví dụ:

  • “Điều gì đối với bạn là quan trọng”
  • “Bạn biết điều gì về cô ấy”.

Trong 2 câu này, “điều gì” trong câu đầu tiên là đại từ phiếm định, chỉ một việc không rõ ràng. Còn trong câu thứ hai, “điều gì” là từ nghi vấn với mục đích hỏi cụ thể.

Vì vậy, trong một câu, từ phiếm định đứng trước từ phủ định “không, chẳng,…” sẽ tạo nên từ nghi vấn. Và ngược lại, những từ mang sắc thái nghi vấn mà đứng sau là từ phủ định thì sẽ tạo thành từ phiếm định.

Bài viết trên mà 35Express đã viết rất rõ ràng về câu nghi vấn là gì? và cách sử dụng nó như thế nào. Hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ và nắm bắt được để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Câu ghép là gì? Mối quan hệ giữa các vế và cách sử dụng chuẩn xác

5/5 - (2 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating