Bùi Xuân Phái là ai? Cuộc đời sự nghiệp của danh họa “Phố Phái”

Photo of author

Để lại cho đời những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, Bùi Xuân Phái đã trở thành một cái tên nổi danh của nền nghệ thuật tại Việt Nam. Hãy cùng 35Express tìm hiểu thông tin chi tiết, tiểu sử của Bùi Xuân Phái là ai? Cùng bắt đầu nào

Bùi Xuân Phái là ai?

Bùi Xuân Phái (1 tháng 9 năm 1920 – 24 tháng 6 năm 1988) là một danh họa của Việt Nam ngang tầm thế giới, đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội (Phố Phái). Wikipedia

bui-xuan-phai-la-ai-1-35express

Tiểu sử của họa sĩ Bùi Xuân Phái

Tên thật:Bùi Xuân Phái
Biệt danh:Phố Phái
Ngày sinh:01/09/1920
Ngày mất:24/06/1988 (67 tuổi)
Giới tính:Nam
Quê quán:Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ
Quốc tịch:Việt Nam
Đào tạo:Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm:Bộ tranh Phố cổ Hà Nội, Bộ tranh Chèo
Thời đại: Nghệ thuật đương đại
Vợ/chồng: Nguyễn Thị Sính (kết hôn 1951–1988)
Nghề nghiệp: họa sĩ
Giải thưởng:1996: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946, 1980
Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
Các năm 1969, 1981, 1983, 1984: Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô
Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997

tieu-su-cua-hoa-si-bui-xuan-phai-35express

Trong suốt cuộc đời nghệ thuật của họa sĩ Bùi Xuân Phái đã cống hiến hết sức mình cho nền hội họa của nước nhà. Những tác phẩm của ông đã góp phần phát triển nền nghệ thuật hiện đại ở Việt Nam. Không chỉ vậy ông cũng là một trong những họa sĩ nổi bật nhất của thế kỷ XX tại Đông Nam Á. Mới đây vào ngày 01/09/2019, ông cũng được Google vinh danh vì sự đóng góp cho nền mỹ thuật.

Xem thêm: Võ sư Vũ Hải là ai? “Hùng cá rô” trong phim Người Phán Xử qua đời

Cuộc đời của Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái sinh ra và là người con của Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Ban đầu, gia đình muốn ông theo con đường y học. Nhưng vì đam mê với hội họa nên năm 1941 ông đã quyết tâm học ngành hội họa của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

cuoc-doi-cua-bui-xuan-phai-1-35express

Sau khi tốt nghiệp Bùi Xuân Phái đã tham gia vẽ tranh minh họa cho các tờ báo Hà Nội để giúp đỡ gia đình. Không lâu sau thì ông tham gia kháng chiến. Đến năm 1952 thì ông trở về Hà Nội sống tại căn nhà số 87 phố Thuốc Bắc cho đến lúc mất.

Năm 1956, Bùi Xuân Phái từng giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Nhưng không bao lâu thì bị buộc thôi dạy vì tham gia vào phong trào Nhân văn Giai phẩm. Trong cuộc đời ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo và có giá trị. “Tiếng thơm” của ông vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay.

cuoc-doi-cua-bui-xuan-phai-35express

Bùi Xuân Phái và sự nghiệp hội họa

Những cống hiến của Bùi Xuân Phái đã gắn liền với sự phát triển của nền mỹ thuật của Việt Nam.

Sự nghiệp gắn liền với biệt danh Phố Phái

Ngay từ lúc còn sống thì Bùi Xuân Phái đã có “thương hiệu riêng” là “Phố Phái”. Biệt danh này cũng chính là một dòng tranh riêng của họa sĩ này. Ông chuyên vẽ tranh bằng chất liệu sơn dầu. Và một đề tài khiến ông vô cùng đam mê chính là phố cổ Hà Nội.

bui-xuan-phai-va-su-nghiep-hoi-hoa-1-35express

Với tình yêu với Hà Nội ông có nhiều tác phẩm thể hiện chủ đề này. Mỗi tác phẩm của ông thể hiện được không khí hiện thực của vùng đất thủ đô những năm 50, 60, 70. Đây cũng chính là một lý do mà tên tuổi của ông gắn liền với biệt danh Phố Phái.

Ngoài chủ đề về phố cổ Hà Nội, họa sĩ Bùi Xuân Phái còn để lại nhiều tác phẩm về đề tài nông thôn, chân dung, tĩnh vực. Bên cạnh đó ông cũng sử dụng đa dạng chất liệu vẽ. Một số dụng cụ như phấn màu, màu nước, chì than, bút chì cũng được nghệ sĩ này sử dụng để làm nên bức tranh của mình.

bui-xuan-phai-va-su-nghiep-hoi-hoa-2-35express

Dù các chủ đề, khác chất liệu nhưng những sản phẩm do ông vẽ nên đều ghi dấu ấn với phong cách riêng. Chìa khóa đó là trang của ông thể hiện được linh hồn Việt, thể hiện được lòng yêu nước, khát vọng tự do. Đồng thời thể hiện được sự hài hước của người Việt nhưng vẫn có một chút nét buồn man mác và sự thống khổ bi ai.

Vẽ tranh minh họa, tranh vui

Sau khi tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm và thôi dạy tại trường Trường Mỹ thuật Hà Nội rất nhiều hoạt động nghệ thuật của ông bị hạn chế. Trong giai đoạn này, Bùi Xuân Phái trở nên đa năng hơn. Để kiếm sống ông bắt đầu bằng công việc vẽ tranh vui và tranh minh họa cho nhiều trang báo, tạp chí với bút danh là Ly, ViVu, PiHa.

bui-xuan-phai-va-su-nghiep-hoi-hoa-3-35express

Tổ chức triển lãm tranh

Trong suốt thời gian dài cống hiến cho nghệ thuật, đến năm 1984 ông cũng mở được cuộc triển lãm tranh cá nhân. Đây cũng là cuộc triển lãm duy nhất trong cuộc đời của họa sĩ. Sự kiện diễn ra thành công, thậm chí, nó được nhận xét là cuộc triển lãm thành công nhất. Ngay ngày khai mạc, tác phẩm của Bùi Xuân Phái được khách hàng đặt mua lên đến con số 24 bức. Đồng thời ông cũng nhận được bình luận đánh giá cao từ đồng nghiệp mà người đến tham dự.

bui-xuan-phai-va-su-nghiep-hoi-hoa-35express

Những thành công của Bùi Xuân Phái trên con đường hội họa

Tài năng, nỗ lực và sự cố gắng của họa sĩ Bùi Xuân Phái đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Ông đã để lại cho đời những tác phẩm đẹp và nhận được những sự công nhận với nhiều giải thưởng lớn.

Những vinh danh nhận được

Hành trình đóng góp của ông cho nền mỹ thuật của Việt Nam đã được người đời công nhận. Dù đã mất nhưng tên tuổi của Bùi Xuân Phái vẫn thường xuyên được nhắc đến. Thậm chí một số con đường tại các thành phố lớn cũng được đặt bằng tên của ông, gồm:

  • Con đường tại khu đô thị mới Mỹ Đình (nay thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội)
  • Tại Phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình
  • Tại Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

nhung-thanh-cong-cua-bui-xuan-phai-tren-con-duong-hoi-hoa-2-35express

Chưa dừng lại đó, nhân dịp kỷ niệm 99 năm ngày sinh nhật của ông này 1/09/2019, Google Doodle cũng đã vinh danh ông. Theo đại diện của Google, đây là sự vinh danh người họa sĩ đã góp phần ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại và những thành tựu cống hiến cho quê hương, cho những người yêu Hà Nội. Được biết thêm, Bùi Xuân Phái là người Việt Nam thứ 2 được Google Doodle vinh danh.

Tác phẩm tiêu biểu

  • Phố cổ Hà Nội – Sơn dầu vẽ năm 1972
  • Hà Nội kháng chiến – Sơn dầu vẽ năm 1966
  • Xe bò trong phố cổ – Sơn dầu vẽ năm 1972
  • Phố vắng – Sơn dầu vẽ năm 1981
  • Hóa trang sân khấu chèo – Sơn dầu vẽ năm 1968
  • Sân khấu chèo – Sơn dầu vẽ năm 1968
  • Vợ chồng chèo – Sơn dầu vẽ năm 1967
  • Trước giờ biểu diễn – vẽ năm 1984

nhung-thanh-cong-cua-bui-xuan-phai-tren-con-duong-hoi-hoa-3-35express

Giải thưởng của Bùi Xuân Phái

Trong quá trình sáng tác các tác phẩm nghệ thuật ông đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như:

  • 1996: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
  • 1946: Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc
  • 1980: Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc
  • Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
  • Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô vào các năm 1969, 1981, 1983, 1984

nhung-thanh-cong-cua-bui-xuan-phai-tren-con-duong-hoi-hoa-35express

Có thể thấy rằng họa sĩ Bùi Xuân Phái là một trong số những người đã có công cho nền nghệ thuật nước nhà. Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết rõ họa sĩ tài ba  Bùi Xuân Phái là ai? Và đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất về người nổi tiếng được 35Express cập nhật mỗi ngày nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating