VAR là gì? Công nghệ VAR hoạt động như thế nào?

Photo of author

Chắc hẳn đối với những người yêu bóng đá thì công nghệ VAR không còn là một điều gì xa lạ nữa. Để hiểu kỹ hơn về công nghệ này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

VAR là gì?

VAR là viết tắt từ cụm từ Video Assistant Referee, dịch sang tiếng việt là hỗ trợ trọng tài qua video. Tức là qua những hình ảnh được máy quay ghi lại sẽ giúp trọng tài đưa ra quyết định xử phạt hợp lý. Công nghệ này được tạo ra từ dự án Refereeing 2.0 năm 2010 tại Hà Lan, nhưng phải đến tận năm 2018 công nghệ này mới được chấp nhận đưa vào tại World Cup.

Công nghệ VAR hoạt động như thế nào?

Để hoạt động công nghệ này thì cần có một hệ thống camera được kết hợp với nhau sao cho các góc quay được bao quát và không bỏ sót phần sân thi đấu nào, đặc biệt có 2 camera chuyên tập trung vào bắt việt vị. Tiếp đến là cài đặt và tạo phòng điều khiển chính, tại đây có một đội ngũ trợ lý quan sát, phân tích để đưa ra những thông báo chính xác và cần thiết cho trọng tài chính. Đội ngũ này bao gồm:

  1. Trọng tài giám sát các hình ảnh video.
  2. Các trợ lý cho trọng tài giám sát, thông thường gồm 3 người được gọi là cố vấn trọng tài.
  3. Chuyên viên về hình ảnh video, để tua lại những đoạn cần thiết và lựa chọn góc quay rõ ràng nhất. Thông thường vị trí này có 4 người.
Xem Thêm:  Catwalk là gì? Những quy tắc trên sàn diễn thời trang

Nguyên tắc của phòng điều khiển này là được biệt lập, với việc truy cập được tất cả các góc quay camera trên sân thi đấu, khi phòng điều khiển phát hiện ra lỗi sẽ thông báo ngay lập tức đến trọng tài chính thông qua tai nghe.

cong-nghe-var-hoat-dong-nhu-the-nao

Sau khi nhận được thông báo từ phòng điều khiển, trọng tài chính sẽ ra hiệu tạm ngừng trận đấu và xem xét đưa ra quyết định sau khi xem lại tình huống. Nếu không có phạm lỗi trọng tài sẽ cho tiếp tục trận đấu.

Ngoài ra trong trường hợp trọng tài nghi ngờ một tình huống nào đó, trọng tài sẽ ra hiệu sử dụng công nghệ VAR bằng hành động vẽ hình chữ nhật. Lúc này trung tâm điều khiển sẽ chia sẻ 2 video, đó là video quay chậm tình huống mà trọng tài chính yêu cầu, và một video khác hiển thị quá trình làm việc của phòng điều khiển, điều này nhằm thể hiện tính minh bạch trong khi xem xét lại tình huống.

Ứng dụng công nghệ VAR trong bóng đá

Những trường hợp được sử dụng công nghệ này trong bóng đá bao gồm:

  • Tình huống ghi bàn thắng nhưng có tranh cãi về bàn thắng như chạm tay, hay việt vị,… mà trọng tài không nhìn rõ được. Trong trường hợp này trọng tài có quyền xem lại tình huống vào lưới và quyết định công nhận hay không công nhận bàn thắng.
  • Đá phạt đền, khu vực vòng cấm luôn được công nghệ VAR chú ý nhiều nhất. Trong trường hợp trọng tài chưa chắc chắn về lỗi phạt Penalties hay không, thì sẽ được sử dụng công nghệ này để đưa ra quyết định giữ hình phạt hay bỏ.
  • Phạt thẻ đỏ: VAR sẽ được sử dụng trong trường hợp trọng tài phạt trực tiếp thẻ đỏ, và không được sử dụng với 2 thẻ vàng.
  • Lỗi trọng tài nhận sai người. Đôi khi trong trận đấu trọng tài phạt nhầm cầu thủ khi các cầu thủ có vẻ ngoài gần giống nhau. Trong trường hợp này tổ trọng tài sẽ báo cho trọng tài chính để sửa chữa.
Xem Thêm:  Cẩu lương là gì? Ăn cơm chó là gì? Cụ thể ý nghĩa của nó

Những giới hạn trong sử dụng công nghệ VAR:

  • Nếu như trọng tài không phát hiện được bất cứ lỗi hay sai sót nào, thì trận đấu sẽ được tiếp tục và công nghệ này sẽ không được phép sử dụng khi trận đấu đã được tiếp tục.
  • Nếu đội tấn công bị phạm lỗi và dẫn tới bàn thắng thì lúc này bàn thắng sẽ không sử dụng công nghệ VAR để quyết định. Mà trọng tài chính chỉ sử dụng công nghệ này để phạt nguội với tình huống trước đó.

Kết bài

Hiện nay công nghệ VAR đã mang lại độ chính xác trong khoảng từ 93 đến 99% trong các quyết định của trọng tài và công nghệ này đã được sử dụng trong khoảng 1.000 trận đấu khác nhau. Công nghệ VAR đang gây khá nhiều tranh cãi khi được đưa vào áp dụng trong các trận thi đấu. Một số người chơi và người xem phản đối công nghệ này vì nó làm mất đi cảm xúc vốn có trong bóng đá. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều ý kiến ủng hộ sử dụng công nghệ này bởi nó mang lại sự công bằng và tính chính xác khi đưa ra các quyết định xử phạt hoặc bỏ qua của trọng tài.

Xem thêm: OEM nghĩa là gì? viết tắt của từ gì? Cách phân biệt ODM, OBM và VAR

5/5 - (2 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating