Tự luyến là gì? Các dấu hiệu nhận biết bản thân mắc bệnh tự luyến

Photo of author

Tự luyến không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người mắc bệnh mà còn gây ra nhiều rắc rối trong các mối quan hệ. Vậy làm thế nào để nhận biết và đối phó với chứng bệnh này? Hãy cùng 35express tìm câu trả lời.

Tự luyến là gì?

Tự luyến là một khái niệm tâm lý học dùng để chỉ những cá nhân đặc biệt quan tâm đến bản thân. Họ thường khao khát sự công nhận và ngợi khen, đồng thời đánh giá quá cao giá trị của mình. Họ tự xem mình là trung tâm vũ trụ, người khác phải tôn sùng, vây quanh họ. Luôn tự cho mình là khác biệt với mọi người.

Đây là tên loại bệnh liên quan tới  một số rối loạn nhân cách, tự luyến không phải lúc nào cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Mức độ tự luyến có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa tự luyến và tự tin. 

Thế nào là bệnh tự luyến?

Bệnh tự luyện có tên tiếng anh là Narcissistic Personality Disorder – NPD hay có tên trong y khoa là “rối loạn nhân cách ái kỷ”. Đặc trưng bởi sự ám ảnh với bản thân, nhu cầu được công nhận quá mức và cảm giác tự tôn thái quá. Đây là một rối loạn nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến người bệnh mà còn đến những người xung quanh, nếu không được kiểm soát kịp thời.

Xem Thêm:  Cách ly toàn xã hội là gì? tìm hiểu chi tiết

Bên cạnh đó, người bị bệnh tự luyến được các chuyên gia khuyên nên hạn chế sử dụng mạng xã hội do các nền tảng trực tuyến có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh, với những cơ chế của MXH như khuyến khích lượt thích hay bình luận có thể khiến người bệnh luôn chìm trong cảm giác “ảo tưởng sức mạnh” và bị phụ thuộc vào sự thừa nhận của người khác.

Trích dẫn nhận định của giáo sư, tiến sĩ Stuart C. Yanofsky đang công tác tại Đại học Baylor College of Medicine: “Người mắc phải hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ luôn cho rằng bản thân mình hoàn hảo 100% dù họ bị khiếm khuyết rất nghiêm trọng về mặt tính cách”.

Tác hại của bệnh tự luyến

Đối với bản thân

Người mắc bệnh thường luôn cảm thấy tâm lý bất ổn dù bề ngoài luôn tỏ ra tự tin nhưng thực tế họ là người dễ mắc chứng lo âu, trầm cảm khi không được chú ý. Do tính cách ích kỷ và thiếu cảm thông với người khác nên bị cô lập, từ đó dẫn đến các hạn chế về phát triển cá nhân.

Ngoài ra, người mắc NPD thường bị rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng chất kích thích.

Đối với các mối quan hệ

Họ hay áp đặt quan điểm cá nhân lên người khác, thiếu quan tâm tới cảm xúc người khác do oó thường gây xung đột trong gia đình hoặc bạn bè. Người tự luyến vì lợi ích cá nhân làm mọi cách thao túng người khác hoặc lợi dụng lòng tin của họ. Những lời nói, hành động của họ gây tổn thương cho người thân, đồng nghiệp hoặc trong các mối liên hệ tình cảm. 

Đối với công việc

Sự tự cao về bản thân, họ ít khi lắng nghe ý kiến trái chiều và không thể thừa nhận sai lầm. Chính điều này khiến họ gặp khó khăn trong công việc nhóm, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc và cơ hội thăng tiến.

Đối với xã hội

Những cá nhân NPD không chỉ ích kỷ mà còn thường xuyên thể hiện thái độ khó chịu, gây áp lực và xung đột trong các mối quan hệ. Họ dễ dàng lan truyền những quan niệm tiêu cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ GenZ, thông qua các trào lưu mạng xã hội cổ súy cho hình ảnh bản thân hoàn hảo một cách ảo tưởng.

Xem Thêm:  120 stt chửi có văn hóa, sâu cay mà nghe vẫn sang

Nguyên nhân dẫn đến 

Nguyên nhân gây ra chứng tự luyến là một vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Cả yếu tố di truyền và môi trường đều có thể đóng góp một phần vào sự hình thành và phát triển của căn bệnh này. Trong đó, môi trường sống và văn hóa xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Việc được khen ngợi quá mức, thiếu những lời phê bình xây dựng hoặc trải qua những tổn thương trong quá trình lớn lên có thể khiến một người hình thành một cái tôi quá lớn và có xu hướng tự cao tự đại.

Một số dấu hiệu mắc NPD

Đánh giá cao bản thân

Họ thường tự cho mình là trung tâm và có xu hướng so sánh bản thân với người khác một cách có lợi cho mình. Với niềm tin mãnh liệt vào khả năng của bản thân, họ đôi khi đánh giá quá cao về giá trị của mình. Điều này khiến họ dễ dàng nổi nóng khi bị đặt câu hỏi.

Coi trọng vẻ bề ngoài

Người tự luyến thường bị ám ảnh bởi vẻ bề ngoài. Họ chăm chút ngoại hình một cách tỉ mỉ, luôn muốn mình trở thành tâm điểm của mọi ánh nhìn. Sự hào nhoáng, bóng bẩy là vỏ bọc hoàn hảo để họ thu hút sự chú ý và ngưỡng mộ từ người khác. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng ấy là một bản ngã quá lớn, luôn khao khát được tôn thờ.

Coi trọng vẻ bề ngoài

Thích phóng đại, khoe khoang

Những kẻ tự luyến thường có xu hướng cường điệu hóa thành tích của bản thân, luôn khao khát làm chủ mọi cuộc trò chuyện và thể hiện sự ích kỷ. Họ thích khoe khoang về những gì mình có, nhưng lại khó tha thứ cho những ai không tán đồng. Đây là những người thường ghi nhớ những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác và ít khi có thể xây dựng những mối quan hệ lành mạnh.

Tự “khen” bản thân

Những người mắc chứng tự luyến luôn khao khát trở thành tâm điểm của mọi ánh nhìn, cảm thấy khó chịu khi bị bỏ qua. Họ thường có cái tôi rất lớn, tự coi mình là trung tâm của vũ trụ.

Xem Thêm:  Bing chilling là gì? Ý nghĩa của cụm từ hot trend đang viral khắp thế giới

Những người này thường tự hào thái quá về những thành công của bản thân, xem nhẹ những đóng góp của người khác. Họ luôn tin rằng mình sở hữu tài năng, trí tuệ hoặc vẻ ngoài hấp dẫn hơn người, ngay cả khi không có bằng chứng cụ thể.

Cách điều trị bệnh

Tỷ lệ người mắc chứng tự luyến trong xã hội hiện nay khá thấp và thường ở mức độ nhẹ, không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, tình trạng này ít khi được quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên, việc điều trị chứng tự luyến lại không hề đơn giản. Phần lớn những người mắc phải thường không nhận thức được vấn đề của bản thân và do đó, họ ít khi chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý.

Thông qua các buổi tâm lý trị liệu, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân khai thác những suy nghĩ sâu kín bên trong. Từ đó, họ sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc của những biểu hiện tự luyến và được hướng dẫn cách thay đổi nhận thức một cách tích cực. Bên cạnh đó, sự quan tâm và chia sẻ từ gia đình, bạn bè sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh, giúp bệnh nhân tự tin hơn trong quá trình điều trị.

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên chủ động rèn luyện những thói quen sống lành mạnh hàng ngày như thiền định, tập luyện yoga và hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội.

Ứng xử như thế nào với người bệnh tự luyến?

  • Tránh gây mâu thuẫn không cần thiết vì họ không dễ chấp nhận ý kiến người khác.
  • Tránh phản hồi tiêu cực, chỉ trích họ mà nhẹ nhàng và tích cực để người tự luyến bỏ đi sự phòng vệ.
  • Hãy lắng nghe những gì họ nói và quan tâm để họ cảm thấy được công nhận.
  • Dành lời khen chân thành nếu họ có điểm tích cực thật sự. 
  • Khuyến khích họ nói ra những cảm xúc, trải nghiệm giúp người tự luyến tự phản ảnh về bản thân và mối quan hệ xung quanh.

Tham khảo thêm cách giải thích khác tại: https://ai-hay.vn/tu-luyen-la-gi-pN1UmGaq4FC

Nếu bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu của chứng tự luyến, đừng lo lắng. Bài viết đã tổng hợp những thông tin khoa học giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Hãy nhớ rằng, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý là vô cùng quan trọng để vượt qua khó khăn. Đừng ngần ngại khám phá thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại 35express để có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating