Thành Thái là ai? Vua đưa cô lái đò làm quý phi

Photo of author

Vua Thành Thái là một trong những vị vua nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam ta. Suốt thời gian trị vì ông đã chứng tỏ bản lĩnh của một đế vương yêu nước, thương dân. Theo sách “Đại Nam chính biên liệt truyện”, vị vua này còn có giai thoại về việc tìm được quý phi khi vi hành. Hãy cùng 35Express tìm hiểu về vua Thành Thái qua bài sau nhé!

Vua Thành Thái là vị vua thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, trị vì trong 18 năm

Thành Thái là ai?

Tên khai sinh của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân (1879 – 1954) sinh ra ở Huế. Ông là hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 – 1907. Vua Thành Thái là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Phan Thị Điều. Khi vua Đồng Khánh qua đời, các con trai của nhà vua còn quá nhỏ. Do đó chính quyền Pháp cho triều đình Huế đưa Thành Thái lên làm vua khi mới 10 tuổi. Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Vua Thành Thái có tổng cộng 45 người con (19 trai, 26 gái).

Vua Thành Thái trong bộ võ phục
Vua Thành Thái trong bộ võ phục

Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của

Tên đầy đủ:Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙)
Niên hiệu:Thành Thái
Năm sinh:14/03/1879
Năm mất:20/03/1954
Tuổi:75 tuổi
Quê quán:Huế
Thân phụ:Vua Dục Đức
Thân mẫu:Từ Minh Huệ Hoàng hậu
Tại vị:02/02/1889 – 03/09/1907
Tranh vẽ vua Thành Thái và cận thần
Tranh vẽ vua Thành Thái và các cận thần

Cuộc đời đầy biến động trong một xã hội loạn lạc

Lên 4 tuổi, cha là Dục Đức bị phế truất và chết trong tù, vua Thành Thái phải sống cùng bà con ở ngoại thành. Lớn lên trong sự khổ cực, ông thấu hiểu nỗi khổ của dân nghèo khi nước mất nhà tan. Ông sớm có ý thức về quốc sự, thương dân và thường xuyên vi hành nên rất được lòng dân. Lên vua khi tuổi còn nhỏ nhưng ông khát khao chống ách xâm lược của thực dân Pháp. Ông được đánh giá là một vị vua thông minh, thích đọc tân thư chữ Hán.

Dù bị truất ngôi nhưng vua Thành Thái mãi là vị vua đáng kính trong triều đại nhà Nguyễn
Dù bị truất ngôi nhưng vua Thành Thái mãi là vị vua đáng kính trong triều đại nhà Nguyễn

Dưới triều đại của minh, đất nước dần đi vào ổn định. Vua cho xây dựng nhiều công trình trọng điểm ở kinh đô Huế và còn lưu giữ đến ngày nay. Thực dân Pháp lo ngại khi thấy ông bắt đầu thực hiện những ý tưởng cấp tiến. Thấy Thành Thái không cam chịu làm vị vua bù nhìn, Pháp tung tin ông bị bệnh điên. Họ bắt ông phải thoái vị để nhường ngai vàng lại cho con. Năm 1907, ông bị truất ngôi và quản thúc trong Đại Nội. Ngay cả khi bị buộc thoái vị, nhà vua vẫn giữ khí phách hiên ngang, không chịu khuất phục thực dân Pháp. Đến tháng 9/1907, ông bị đưa đi quản thúc ở Vũng Tàu. Đến 1916, ông bị đày đến đảo Réunion cùng con trai là vua Duy Tân.

Vua Thành Thái và hai em trai đến thăm Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer
Vua Thành Thái và hai em trai đến thăm Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer

Vua đưa cô lái đò làm quý phi

Sinh thời thích vi hành xuất tuần

Sinh thời, vua Thành Thái thường hay vi hành vì muốn gần gũi với nhân dân. Và trên hết ông rất căm ghét bọn nịnh thần. Khi đi vi hành ông thường hóa trang làm thường dân. Lúc thì ông hóa thân thành ăn mày để cảm nhận được nỗi khổ của họ. Lần khác ông cải trang thành một thư sinh nho nhã.

Vua Thành Thái và em trai tới thăm quan toàn quyền
Vua Thành Thái và em trai tới thăm quan toàn quyền

Một lần, ông cải trang thành thư sinh lên xứ Kim Long để vi hành. Vùng đất này nằm dọc theo bờ dòng sông Hương, nay thuộc thành phố Huế. Tại đây ông tìm được một trong những quý phi của mình. Lúc đó, ông đang ngao du, đến khi ra về ông thuê 1 chiếc đò. Khi đò vừa ghé vào, bước lên trên, ông trông thấy cô lái, khoảng chừng 20. Cô này đang khép nép trong chiếc áo vá vai với đôi má ửng hồng rất có duyên. Vị vua bỗng xao xuyến một cảm xúc lạ lùng.

Chuyện tình cô lái đò và vua Thành Thái
Chuyện tình cô lái đò và vua Thành Thái

Cuộc đối đáp giữa vị vua và cô lái đò

Ông gọi cô gái đang ở cuối thuyền và hỏi một cách đột ngột. “Nì, O tê! O có muốn lấy vua không?”. Cô lái đò thiệt tình nhìn ông và đáp. “Đừng có nói bậy mà họ lấy đầu chừ!”. Thấy thế, vị vua này bèn đáp: “Tui nói thiệt đó, O có muốn lấy vua thì tui làm mối cho!”. Nghe vậy cô lái đò thẹn thùng, cúi mặt nhìn lơ chỗ khác. Một quan lớn tuổi khác qua đò tủm tỉm cười, vui vẻ bảo cô lái: “Ni, O tê! O cứ nói ưng để coi thử nờ!”

Vua Thành Thái với chiếc xe đạp
Vua Thành Thái với chiếc xe đạp

Và cô lái đò đánh bạo nói nhanh: “Ưng!”. Bấy giờ vua Thành Thái thích thú đứng dậy đi về phía lái, cầm tay cô gái kéo ra đầu mui thuyền. Mặc cho cô gái thẹn thùng dùng dằng, ông bảo: “Rứa thì quý phi ngồi nghỉ để trẫm chèo cho”. Nói xong, ông đi ra sau lái cầm chèo đưa đò đi trước sự ngạc nhiên, vui vẻ của mọi người. Vua đưa cô lái đò vào cung. Từ đó, cô lái đò Kim Long vô nội cung, làm quý phi của vua Thành Thái.

Theo dõi ngay Thành Thái để cập nhật các thông tin mới nhất của ông trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây nhé!

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating