Nguyễn Thái Học là ai? Người Anh Hùng Cách Mạng Việt Nam

Photo of author

Nguyễn Thái Học là một trong những nhân vật lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông là người sáng lập và lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), tổ chức cách mạng lớn đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Dù sự nghiệp của ông kết thúc trong bi kịch, tinh thần yêu nước và quyết tâm kiên cường của ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Việt Nam.

Nguyễn Thái Học là ai?

Nguyễn Thái Học là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông cùng các đồng chí của mình chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền của thực dân Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc. Ông là một trong những người tham gia sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng, là nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, ông bị thực dân Pháp bắt và xử chém vào ngày 17/06/1930.

Nguyễn Thái Học sinh ra tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Yên. Ngày nay nơi đây là thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông sinh ra trong một gia đình trung nông, là con cả trong gia đình cụ Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh. 

Từ khi lên 4, ông đã được cha mẹ cho đi học chữ Hán. Đến năm 11 tuổi , ông theo học chương trình tiểu học Pháp – Việt tại thị xã Vĩnh Yên. Sau đó đến năm 19 tuổi, ông thi đậu vào Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và được nhận học bổng của Chính phủ Pháp bảo hộ. Tuy nhiên, do không khuất phục trước lối giáo dục của Pháp nên ông bỏ học khi đang theo học dở năm thứ ba. 

Xem Thêm:  Trịnh Thị Diễm Quỳnh là ai? Vẻ đẹp khó cưỡng của vợ cầu thủ U23 Việt Nam

Sau khi thôi học trường Cao đẳng Sư phạm, Nguyễn Thái Học ghi danh vào trường Cao đẳng Thương mại của Đại học Đông Dương. Trong suốt thời gian theo học, ông tham gia thành lập Nam Đồng thư xã, tiếp xúc với các sinh viên yêu nước, cùng chí hướng, trong số đó có đồng chí Phó Đức Chính và Hồ Văn Mịch. 

Cũng trong thời gian theo học tại Đại học Đông Dương, Nguyễn Thái Học gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương để kêu gọi cải cách. Tuy nhiên, thứ ông nhận lại chỉ là những lời hứa suông. Quá thất vọng, ông đã quyết định con đường duy nhất để mở ra cơ hội phát triển, độc lập cho dân tộc chính là dùng cũ trang để lật đổ thực dân Pháp và chế độ phong kiến cũ. Ông cùng các đồng chí của mình mong muốn giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam độc lập với thể chế cộng hòa và nền dân chủ trên toàn cõi Đông Dương. 

Tiểu sử, lý lịch của Nguyễn Thái Học 

Tên đầy đủ:Nguyễn Thái Học
Năm sinh:30/12/1902
Năm mất:17/06/1930
Tuổi:28 tuổi (tính đến năm 2024)
Quốc tịch:Việt Nam
Nghề nghiệp: Nhà hoạt động cách mạng

Thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ)

Năm 1927, Nguyễn Thái Học cùng một số đồng chí như Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu đã thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), một tổ chức chính trị với mục tiêu chính là giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Xem Thêm:  Nhạc sĩ Đỗ Bảo là ai? Sự nghiệp của nhạc sĩ nhạc nhẹ tài ba

Đây là một trong những đảng chính trị đầu tiên ở Việt Nam mang tính cách mạng dân chủ, với tôn chỉ đấu tranh vì độc lập và tự do cho dân tộc. Khác với Đảng Cộng sản Việt Nam, VNQDĐ thiên về tư tưởng dân chủ tư sản, dựa trên các nguyên tắc cách mạng của Pháp và các nước phương Tây.

Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, Đảng đã phát triển nhanh chóng, kết nạp nhiều tầng lớp trí thức, nông dân, công chức, binh sĩ.

Sự nghiệp cách mạng

Năm 1929, trong khi diễn ra cao trào mộ phu, đưa dân đi làm cho các đồn điền cao su, ba đảng viên của NQDĐ đã thực hiện cuộc ám sát Bazin vào ngày 9/2/1929 tại chợ Hôm – Hà Nội mặc dù không có sự đồng ý của Nguyễn Thái Học và Tổng bộ. Sau đó, do có mật thám chỉ điểm mà Pháp đã bắt được 227 thành viên của VNQDĐ nhưng không bắt được 2 lãnh tụ là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu. 

Sau sự kiện ám sát Bazin, lực lượng VNQDĐ suy giảm nghiêm trọng, rơi vào thế bị động. Tình thế buộc các lãnh tụ phải thực hiện khởi nghĩa vào thời điểm 8 tháng sau đó để tránh tổ chức bị tiêu diệt hoặc tan rã. 

Tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại Bắc Ninh để quyết định tổng khởi nghĩa. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị lực lượng, vũ khí gặp nhiều khó khăn khiến tình hình vô cùng nguy cấp. Tình thế buộc Nguyễn Thái Học phải mở ra cuộc khởi nghĩa vào 9/2/1930. Tuy nhiên, do không chuẩn bị kịp cho cuộc khởi nghĩa, thông tin liên lạc bị chặn giữa đường, nhiều địa điểm vẫn nổ ra khởi nghĩa. Quân nổi dậy đã chiếm một phần đồn binh Pháp và làm chủ tỉnh Yên Bái trong hai ngày.

Xem Thêm:  Honey Lee là ai? Sự nghiệp của nữ hoa hậu gợi cảm nhất xứ Hàn

Sau đó, do lực lượng mỏng, khởi nghĩa thất bại. Ngày 20/2/1930, Nguyễn Thái Học bị bắt ở ấp Cổ Vịt, Chí Linh, Hải Dương. Đến ngày 17/6/1930, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí khác bị xử chém tại Yên Bái.

Mặc dù cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thái Học lãnh đạo đã thất bại nhưng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của ông cùng các đồng chí trong VNQDĐ đã trở thành nền tảng cho các cuộc đấu tranh vũ trang giành lại độc lập cho dân tộc sau này.

Tinh thần “không thành công thì thành nhân” của Nguyễn Thái Học vẫn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Theo dõi ngay 35express để cập nhật những thông tin mới nhất bạn nhé!

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating