Lễ cúng ông công, ông táo gồm những gì? Ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp

Photo of author

Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp mỗi gia đình đều cúng mâm ông công, ông táo đây là tập tục truyền thống của người Việt luôn được coi trọng từ xưa đến nay. Thế nhưng, sẽ không ít người thắc mắc nên cúng ông công, ông táo ở đâu? thời gian nào thích hợp. Hãy cùng 35Express tìm hiểu rõ hơn dưới bài viết về Lễ cúng ông công, ông táo gồm những gì? Và ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp dưới đây nhé.

Ý nghĩa cúng ông táo 23 tháng chạp

Lễ cúng ông táo 23 tháng chạp là một trong những phong tục truyền thống của người Việt ta từ xưa đến nay. Khởi nguồn từ tục lệ các Táo Quân: Thần Thổ Công, thần Thổ Bếp, thần Kỳ cùng với các vai trò, trách nhiệm, trông coi đất đai, bếp núc và những công việc trong gia đình.

Không chỉ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch với mong muốn được báo cáo những điều tốt đẹp của các thành viên trong gia đình và hành động cúng ông táo hằng ngày còn thể hiện tấm lòng biết ơn của các vị thần đã che chở, phù hộ cho cuộc sống ngày càng sung túc, công việc phát triển thuận lợi. Đặc biệt là sự mong ước may thuận gió hòa, may mắn trong gia đình.

y-nghia-cung-ong-tao-23-thang-chap-35express

Cúng ông công, ông táo được thực hiện từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam. Vì vậy, tại mỗi nơi, tập tục sẽ có sự khác nhau trong dịp cuối năm đón Tết đến. Tùy vào địa phương mà bạn có thể cúng theo nhiều món đồ lễ khác nhau.

Lễ cúng ông công, ông táo gồm những gì?

Tùy theo gia đình có thể chuẩn bị những lễ vật cúng ông công, ông táo khác nhau còn tùy thuộc vào văn hóa của từng vùng miền. Ngoài các lễ vật mặn, thì còn có lễ mặn hãy lễ chay: (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Một mâm cỗ mặn cúng ông công ông táo gồm những thứ sau:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà)
  • 1 bát canh
  • Đĩa xào
  • Đĩa giò
  • Con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
  • Đĩa xôi gấc
  • Đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã
  • Đường bát, bánh tráng
  • Cá chép sống,…

le-cung-ong-cong-ong-tao-gom-nhung-gi-35express

Nhiều gia đình có trẻ con, người ta cúng táo Quân một con gà luộc nữa. Loại gà này là gà cồ mới tập gáy. Để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Thời gian cúng ông công, ông táo ngày 23 tháng chạp

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông công, ông táo được thực hiện trước 12h ngày 23 tháng chạp. Sau khi bày đồ lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa để tạ lễ rồi hóa vàng mã và bắt đầu thả cá chép xuống ao, sông, suối…. Để chở ông táo chầu trời.

thoi-gian-cung-ong-cong-ong-tao-ngay-23-thang-chap-35express

Những điều kiêng kị khi cúng ông công ông táo

Trước khi cúng ông công, ông táo bạn cần nên chú ý những điều sau:

  • Gia chủ cần ăn mặc nghiêm túc, tươm tất, tắm rửa sạch sẽ, kín đáo và lịch sự
  • Đọc văn khấn thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ
  • Không nên xin xỏ tài lộc, chỉ trình báo những việc tốt đẹp trong năm vừa qua
  • Không cúng sau 12h ngày 23 tháng chạp
  • Chú ý kiêng kỵ không đặt mâm cúng ở dưới bếp
  • Đặt cá từ dưới thấp để thả

nhung-dieu-kieng-ki-khi-cung-ong-cong-ong-tao-35express

Tiễn ống táo về trời là những phong tục truyền thống của người Việt ta từ trước đến nay. Chính vì thế trong bài viết này đã hướng dẫn bạnLễ cúng ông công, ông táo gồm những gì? Ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp. Đừng quên theo dõi 35Express để thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất từ người nổi tiếng nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating