Jim Simons là ai? Nhà toán học trên thị trường chứng khoán

Photo of author

Jim Simons là một trong số những tỷ phú thông minh nhất thế giới. Ông được mệnh danh là “cỗ máy kiếm tiền vĩ đại nhất trong lĩnh vực tài chính”. Hãy cùng 35Express tìm hiểu Jim Simons là ai trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam bằng cách bấm vào đây hoặc đọc ngay bài viết này nhé!

Jim Simons là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại

Jim Simons là ai?

Tên đầy đủ của ông là James Harris Simons (1938) sinh ra ở Mỹ. Ông là con thứ hai trong gia đình Do Thái. Ông là một nhà toán học và nhà quản lý quỹ đầu tư nổi tiếng. Simons được biết đến nhiều nhất trong lĩnh vực toán học. Ông là người sáng lập và đồng chủ tịch của Renaissance Technologies. Tính đến nay, ông sở hữu khối tài sản lên tới 26,1 tỷ USD. Ông cũng đứng đầu trong danh sách các nhà quản lý quỹ đầu cơ có thu nhập cao nhất năm 2019 của Forbes (Wikipedia).

Simons từng giảng dạy tại các đại học top đầu thế giới như MIT, Harvard

Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Jim Simons

Tên đầy đủ:James Harris Simons
Tên thường gọi:Jim Simons
Năm sinh:25/04/1938
Tuổi:86 tuổi (tính đến năm 2023)
Quốc tịch:Hoa Kỳ
Học vấn:Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
Đại học California
Nghề nghiệp:Nhà toán học
Nhà quản lý quỹ đầu tư
Nhà phân tích tài chính
Vợ:Marilyn Simons
Ông được mệnh danh là “cỗ máy kiếm tiền vĩ đại nhất trong lĩnh vực tài chính”

Xem thêm các thông tin liên quan đến Jim Simons trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây!

Sở hữu học vấn đáng ngưỡng mộ

Simons sớm đã bộc lộ năng khiếu về toán học và khoa học. Năm 17 tuổi, ông theo học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và hoàn thành chương trình trong 3 năm. Sau đó, ông tiếp tục lấy bằng tiến sĩ Toán học tại Đại học California. Luận án tiến sĩ của Simons được đánh giá cao. Nhờ đó, ông trở thành tài năng trong lĩnh vực toán học.

Jim Simons – Tỷ phú thông minh nhất thế giới

Sau đó, ông gắn bó với công việc giảng dạy, nghiên cứu tại MIT và Đại học Harvard. Năm 1964, Simons gia trở thành chuyên gia phá mã tại Viện Phân tích Quốc phòng (IDA). Năm 1965, Simons phản đối ném bom tại Việt Nam của Tổng thống Lyndon B. Johnson và bị đuổi việc. Năm 1968, ông được mời làm trưởng khoa Toán tại Đại học Stony Brook. Tại đây, ông phát triển một trong những trung tâm hình học hàng đầu trên thế giới. Lúc này, ông và Trần Tỉnh Thân tạo nên lý thuyết Chern – Simons. Đây được coi là đột phá lớn trong lĩnh vực vật lý lượng tử. Năm 1976, Simons nhận giải Oswald Veblen. Đây là giải thưởng danh giá nhất của Hội Toán học Mỹ trong môn hình học.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Jim Simons (thứ hai và thứ ba, từ trái sang) tham dự buổi lễ tại Đại học Stony Brook

Nhà toán học trên thị trường chứng khoán

Ông từng dùng 5.000 USD tiền mừng cưới mua chứng khoán và bị thua sạch vào 1958. Sau đó, ông nghiên cứu cách ứng dụng những thuật toán quản lý phức tạp vào thị trường chứng khoán. Những năm 1960-1970, ông cùng nhóm bạn dồn tiền tiết kiệm vào xưởng sản xuất sơn bóng đồ gỗ và đầu tư vào mặt hàng đường ăn. Năm 1978, ông thành lập quỹ đầu cơ Monemetrics – tiền thân của Renaissance Technologies. Ông thực hiện ý tưởng sử dụng những mô hình toán học vào kinh doanh tiền tệ. Thời điểm đó, tài chính định lượng vẫn đang ở giai đoạn sơ khai và cách tiếp cận của Simons rất sáng tạo.

Simons là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng

Năm 1988, ông sử dụng phân tích định lượng để quyết định giao dịch nên tham gia. Dưới sự lãnh đạo của Simons, Renaissance Technologies đã đạt được lợi nhuận vượt trội cho các nhà đầu tư. Kể từ khi thành lập, quỹ hàng đầu của Renaissance Technologies, quỹ đầu cơ Medallion, đã tạo ra hơn 100 tỷ đô la lợi nhuận giao dịch với lợi nhuận trung bình hàng năm là 71,8% trước phí từ năm 1994 đến giữa năm 2014.

Ông và vợ thành lập Quỹ từ thiện Simons

Simons có nhiều ảnh hưởng trong giới khoa học. Ngoài ra, Simons thành lập tổ chức phi lợi nhuận Math for America, nhằm khuyến khích các giáo viên toán học và khoa học. Theo dõi ngay Jim Simons để cập nhật các thông tin mới nhất của ông trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây nhé!

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating