Nhạc sỹ Y Vân sở hữu nhiều sáng tác bất hủ như “Lòng mẹ”, “60 năm cuộc đời”, “Sài Gòn Đẹp Lắm”,… Ông được biết đến là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là một người rất hiếu nghĩa, chung tình. Hãy cùng 35Express tìm hiểu về Y Vân qua bài này nhé!
Y Vân là ai?
Tên khai sinh của ông là Trần Tấn Hậu (1932 – 1992) là nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam. Mồ côi cha từ bé, bốn mẹ con ông phải tá túc trong một túp lều lụp xụp ở Khâm Thiên. Y Vân là một trong số ít những nhạc sĩ Việt Nam sống hoàn toàn bằng âm nhạc. Được biết, ông có 2 đời vợ và 8 người con. Năm 1992, Y Vân qua đời, thọ 60 tuổi.
Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Y Vân
Tên đầy đủ: | Trần Tấn Hậu |
Tên thường gọi: | Y Vân |
Năm sinh: | 02/07/1932 |
Năm mất | 28/11/1992 |
Tuổi: | 60 tuổi |
Quê quán: | Hà Nội |
Nghề nghiệp: | Nhạc sĩ |
Vợ: | Như Hường Trần Minh Lâm |
Con cái: | 8 người |
Cuộc đời của một nhạc sĩ tài hoa
Thời niên thiếu, ông từng theo học nhạc với Giáo sư – nhạc sĩ Tạ Phước. Từ đó, ông tập tành sáng tác nhạc. Lớn lên, ông đi đánh đàn thuê cho các tiệm nhảy, nhà hàng để kiếm tiền giúp mẹ. Sau năm 1954, ông cùng mẹ và các em vào mưu sinh ở Sài Gòn. Khoảng thời gian này, ông tiếp tục sáng tác, chơi nhạc, hòa âm và dạy nhạc. Ngoài ra, tại đây nhạc sĩ còn viết sách dạy nhạc và đàn guitar.
Y Vân cũng được biết đến là người đi tiên phong cho dòng nhạc nhẹ với những bài hát có giai điệu chachacha, disco. Sau 1975 ông tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam. Tiếp đó, ông nhận viết nhạc cho nhiều nguồn: viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu… Cũng từ công việc này, ông dần được nhiều khán thính giả biết đến và yêu thích. Sau dó, nhạc của ông có một thời gian bị cấm không được trình diễn. Đến những năm 1980, ông mới hoạt động âm nhạc trở lại. Nhạc của Y Vân rất đa dạng. Thời gian đầu nhạc của ông êm đềm tha thiết gợi lại hình bóng thôn quê thanh bình. Đến những năm 1960-1970, Y Vân sáng tác sáng tác những ca khúc về tình yêu như Ngăn Cách, Ảo Ảnh,…
Chàng nhạc sĩ hiếu nghĩa, chung tình
Mốt tình đầu day dứt khó quên
Y Vân có nghĩa là “Yêu Vân”. Đây là tên tiểu thư Tường Vân – người yêu đầu tiên của ông. Tường Vân được ông Y Vân dạy đàn một khoảng thời gian. Cả hai cũng có cảm tình với nhau. Gia đình Vân biết được mối tình chớm nở của đôi trẻ bèn ra sức “phá” vì họ thấy nam nhạc sĩ nghèo. Họ bắt con gái dừng việc học đàn và cho sang Pháp du học. Thế là mối tình vừa hé nở đã bị dập tắt. Sau đó, ông không rung động được với ai nữa. Đến năm 1959, Y Vân gặp rồi cưới bà Như Hường. Cả hai có với nhau 4 người con.
Mối tình rùm beng khắp Sài Gòn một thời
Như Hường có 1 em họ tên là Trần Minh Lâm. Bà này thầm yêu trộm nhớ người nhạc sỹ hiền hậu, tài ba, từ phút đầu gặp gỡ. Rồi tình cảm này mỗi ngày càng mãnh liệt mặc dù bà Lâm biết rõ đó là anh rể mình. Đến 1970, bà Hường thấy em họ quá yêu chồng mình, không chịu lấy ai, thấy thương em. Như Hường đã nhường chồng, tác thành để Minh Lâm nên duyên với Y Vân. Cuộc hôn nhân này khi ấy rùm beng khắp Sài Gòn, bị nhiều người phản đối, không thể chấp nhận.
Nhưng Như Hường đã chủ động vun vén. Và hai chị em vẫn rất hòa thuận, cùng chăm lo cho người chồng chung để ông phát triển sự nghiệp sáng tác. Bên cạnh sự đa tài vốn có, ông còn là một người rất chăm chỉ và yêu thương gia đình. Bà Minh Lâm, vợ cố nhạc sĩ Y Vân từng tâm sự: “Nhiều người thêu dệt Y Vân thành một con người đa tình, trăng hoa. Là vợ chồng, mấy mươi năm đầu gối tay ấp nên tôi rất hiểu nhà tôi. Anh ấy là một người đàng hoàng, có gì cũng thật thà kể với vợ. Anh ấy rất có hiếu với mẹ và thương yêu vợ con. Suốt 23 năm chung sống, vợ chồng bà luôn nhường nhịn và san sẻ với nhau