Út Bạch Lan là ai? Sầu nữ hết lòng vì nghệ thuật

Photo of author

Út Bạch Lan vốn là một nữ nghệ sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn. Bà được mệnh danh là “sầu nữ” với giọng ca vọng cổ, chất chứa nhiều tâm sự. Trong giới nghệ sĩ, Út Bạch Lan như một người chị, người mẹ hiền hậu dẫn dắt các đàn em. Mọi người thường gọi bà bằng những tiếng thân thương như Út, chị Út, ngoại Út, má Út… Hãy cùng 35Express tìm hiểu về Út Bạch Lan ngay bài viết này nhé!

Nữ nghệ sĩ cải lương gạo cội của sân khấu miền Nam - Út Bạch Lan
Nữ nghệ sĩ cải lương gạo cội của sân khấu miền Nam – Út Bạch Lan

Út Bạch Lan là ai?

Út Bạch Lan (1935) tên thật là Đặng Thị Hai. Bà là tượng đài của cải lương Việt Nam với những đóng góp định hình, phổ biến nghệ thuật cải lương. Bà được mệnh danh là Sầu Nữ vì tiếng hát buồn, khiến bao khán giả phải rơi nước mắt. Hơn 60 năm gắn bó với sân khấu cải lương, bà khẳng định được vị thế của mình qua các vở như “Nửa đời hương phấn”, “Chưa tắt lửa lòng”, “Bên đồi trăng cũ”, “Thuyền ra cửa biển”… Bà là người đầu tiên tạo ra trường phái đưa tiếng nức nở vào lòng câu vọng cổ.

Út Bạch Lan sở hữu nhan sắc dịu dàng, cổ điển với đôi mắt hiền hậu man mác buồn
Út Bạch Lan sở hữu nhan sắc dịu dàng, cổ điển với đôi mắt hiền hậu man mác buồn

Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Út Bạch Lan

Tên đầy đủ:Đặng Thị Hai
Tên thường gọi:Út Bạch Lan
Năm sinh:1935
Năm mất:2016
Tuổi:81 tuổi
Quê quán:Long An
Nghề nghiệp:Nghệ sĩ cải lương
Út Bạch Lan là người khởi đầu cho trào lưu tân cổ giao duyên
Bà là người khởi đầu cho trào lưu tân cổ giao duyên

Sầu nữ hết lòng vì nghệ thuật

Út Bạch Lan là người khởi đầu cho trào lưu tân cổ giao duyên. Số lượng đĩa hát thu thanh của bà được xem là nhiều nhất giới cải lương. Đến tận những năm tháng cuối đời, bà vẫn vào phòng thu. Bà thu rất nhiều sáng tác về đạo, về mẹ. Út Bạch Lan cũng là “đệ nhất đào thương” của hàng loạt vở cải lương đình đám.

Với các đàn em, nghệ sĩ Út Bạch Lan luôn được thần tượng, ngưỡng mộ
Với các đàn em, nghệ sĩ Út Bạch Lan luôn được thần tượng, ngưỡng mộ

Bà sở hữu giọng ca vàng “san sẻ”, “chiêm nghiệm”, “đời” và “rất đời”. Là nghệ sĩ hiếm hoi đến lúc cuối đời tiếng hát vẫn mềm mại và trong trẻo. Về già, bà sống khép mình, chỉ hỗ trợ đàn em, đàn cháu. Bà chấp nhận đóng lại những tuồng mình đã hát ngày xưa ở vai trò đào mụ. Bà yêu khán giả, tôn trọng cái nhìn duy mỹ của khán giả. Dù vai trò nào, bà vẫn làm trọn vẹn vai diễn của mình và để lại dấu ấn sâu đậm.

Cuối những năm 1950, Út Bạch Lan trở thành một “ngôi sao” của sân khấu cải lương
Cuối những năm 1950, bà trở thành một “ngôi sao” của sân khấu cải lương

Vào những năm tháng cuối đời, bà gác hào quang sân khấu, tìm đến những việc làm thiện nguyện. Những cống hiến của bà cho nghệ thuật, cho sân khấu là quý giá. Đến năm 2016, căn bệnh ung thư của bà trở nặng, bà nhiều lần phải nhập viện điều trị. Đến cuối năm 2016, bà mất tại nhà riêng, hưởng thọ 81 tuổi.

Theo dõi Út Bạch Lan để cập nhật các thông tin mới nhất của bà trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây nhé!

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating