Trần Duệ Tông la ai? vị vua duy nhất tử trận trong sử Việt

Photo of author

Tử trận trong chính trận chiến mình cầm quân cùng sự cương quyết, mạnh mẽ đã khiến tên tuổi vị vua này lưu danh sử sách. Cùng 35express để xem ông là ai nhé!

Trần Duệ Tông là ai?

Trần Duệ Tông (chữ Hán: 陳睿宗, 30 tháng 6 năm 1337 – 4 tháng 3 năm 1377), tên thật của ông là Trần Kính là vị hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì đất nước được 4 năm, thọ 41 tuổi (1372-1377). 

Trần Duệ Tông là ai?

Duệ Tông hoàng đế là con thứ 11 của Đôn Từ hoàng thái phi và thái thượng hoàng Trần Minh Tông, em của vua Trần Nghệ Tông. Ông là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử tử trận khi còn đang đương quyền.

Vua Trần Duệ Tông nổi tiếng với tính cách mạnh mẽ và quyết đoán. Chính vì những phẩm chất này đã dẫn ông đến một cái kết bi thảm ghi danh sử sách.

Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Trần Duệ Tông

Thông tinChi tiết
Tên đầy đủ:Trần Kính
Niên hiệu:Trần Duệ Tông ( Long Khánh thứ 5 )
Năm sinh:30 tháng 6 năm 1337
Năm mất: 4 tháng 3 năm 1377
Tuổi:41 tuổi
Quê quán:Hà Nội
Thân phụ:Trần Minh Tông
Thân mẫu:Đôn Từ Quý Phi Lê Thị
Tại vị:1372-1377 (4 năm)

Vua Trần Duệ Tông sau khi lên ngôi

Sau khi lên ngôi vua ở tuổi 37, Duệ Tông theo truyền thống cha ông trước đó, ông tuyển chọn người tài phục vụ đất nước bằng thực lực, chú trọng đề cao ý thức dân tộc, tự cường, tự lập chứ không đề cao yếu tố tôn thất. Ông định lại, rà soát hệ thống từ quân lính tới chức vị quan văn, quan võ. Những nho sĩ thời bấy giờ như Trạng nguyên Đào Sư Tích, Bảng nhãn Lê Hiến Phủ, và Thám hoa Trần Đình Thám, dù xuất thân từ tầng lớp bình dân, đều được nhà vua coi trọng.

Xem Thêm:  Gym chúa Duy Nguyen THOL là ai? Tiểu sử và sự nghiệp
Vua Trần Duệ Tông sau khi lên ngôi

Quân đội nhà Trần thời bấy giờ rất quan trọng con đường thủy chiến lược, vua Duệ Tông cho quân lính đào kênh từ Nghệ An, Thanh Hoá đến cửa biển Hà Hoa, tức là đến huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh rồi thông ra biển để tạo con đường thông thương đường thủy.

Hoàng đế Duệ Tông rất coi trọng ý thức dân tộc, ông hạ lệnh cho quân dân không được mặc trang phục của người phương Bắc, cấm không được bắt chước tiếng của nước Chiêm-Lào. Ngoài ra, ông còn rất chú trọng các quy định của triều đại nhà Trần Minh Tông từ xe ngựa, loại thuyền, tán, nghi, kiệu, y phục và trượng,..

Vua Trần Duệ Tông và thảm kịch tử trận vì 10 mâm vàng hối lộ

Dưới triều đại của mình, Duệ Tông hoàng đế muốn chấn chỉnh lại Đại Việt trở nên phồn thịnh sau sự suy yếu của đất nước dưới thời Trần Dụ Tông và Dương Nhật Lễ, đồng thời ông cũng muốn áp chế kẻ thù truyền kiếp là Chiêm Thành. Vua Trần Duệ Tông được biết đến với lòng cương trực, bản lĩnh đã nhanh chóng xây dựng quân đội hùng mạnh, liên tục duyệt binh trong vòng 1 năm để áp chế địch

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1376, Duệ Tông mang quân đi chinh phạt Chiêm Thành sau khi quân Chiêm theo lệnh của chúa Chiêm, Chế Bồng Nga liên tục xâm phạm bờ cõi Đại Việt, đánh vào vùng Hóa Châu (Nghệ An). Hoàng đế nóng lòng chinh phạt quân địch, ông sai Đỗ Tử Bình đem quân đi đánh, trấn giữ Hóa Châu. Ngay sau đó, Chế Bồng Nga cảm thấy khiếp sợ, mang 10 mâm vàng dâng lên vua tạ tội. Đỗ Tứ Bình nỗi lòng tham, giấu đi số vàng và nối dối với nhà vua rằng, chúa Chiêm ngông cuồng, không thuần phục, khuyên vua nên mang quân đi chinh phạt, nghe vậy càng khiến vua Duệ Tông nóng giận, quyến định thân chinh đem quân đi trừng trị. 

Xem Thêm:  Paethongtarn Shinawatra là ai? Ứng cử viên nặng ký cho vị trí Thủ tướng Thái Lan

Tháng 12 năm 1376, hoàng đế nhà Trần mang theo mình 12.000 quân lính đánh Chiêm Thành, ông sai Hồ Quý Ly dừng 1 tháng ở cửa biển Di Luân ( Quảng Bình ) đốc vận lương thảo, luyện binh sĩ tốt. Đến đầu năm 1377, quân lính nhà Trần tiến đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn), đóng quân ở động Ỷ Mang, đánh lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh thành Đồ Bàn của nước Chiêm. Chúa Chiêm khi đó cảm thấy khó chống đã ra kế, sai viên quan nhỏ Mục Bà Ma đến trá hàng, nói Chế Bồng Nga đã chạy trốn, chấp nhận bỏ thành, nên nhanh chóng cướp lấy. 

Vua Trần Duệ Tông như “mở cờ trong bụng” liền muốn chiếm thành ngay nhưng chính vì tính cách nóng nảy thêm phần kiên quyết, ông bảo thủ quyết không nghe theo lời can ngăn của quan ngự sử Trương Đỗ, dù đã ba lần dâng sớ nhưng không được. Đỗ Lễ chưa kịp tâu xong thì nhà vua đã nói: Ta mặc giáp cứng, tay mang gươm sắc, dãi gió dầm mưa, lội sông trèo núi để vào sâu trong đất giặc, không ai dám đương đầu, thế là cơ trời giúp ta đó. Huống chi, nay chúa giặc nghe tin đã chạy trốn, không còn lòng dạ kháng cự. Cổ nhân nói, dùng binh cốt ở thần tốc, nay nếu dừng lại không tiến, thì đúng là trời cho mà không lấy, giặc lập cơ mưu khác thì hối sao kịp. Nhà ngươi chính là hạng đàn bà.

Vua Trần Duệ Tông và thảm kịch tử trận

Nói đoạn, hoàng đế cho quân tiến thẳng vào thành “quân lính nối gót nhau như xâu cá mà đi. Cánh quân đi trước và cánh quân ở sau hoàn toàn cách biệt”, giặc thừa cơ xông ra đánh chặn. Thấy nhà vua đã trúng kế, quân Chiêm đổ ra tứ phía, bao vây nhà vua, ông bị hãm trong vòng vây và tử trận. Đại tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh đều theo vua mà chết cả. Nghe tin nhà vua chết trong đống loạn quân, Đỗ Tử Bình không tới ứng cứu nhà vua, còn Hồ Quý Ly sợ hãi, bỏ trốn về nước. 

Xem Thêm:  Diễn viên Hồ Minh Tân là ai? Tài tử phim "Mẹ ghẻ" qua đời ở tuổi 34 vì bạo bệnh

Suy cho cùng, sự việc mang quân đánh nước Chiêm, cũng xuất phát từ lòng yêu nước, gánh vác trách nhiệm nước nhà, mong bờ cõi đất nước trở nên yên bình nhưng không may vì chủ quan mà tử trận. Tuy nhiên, cái chết của ông được coi là một dấu ngoặc lịch sử lớn đối với nhà Trần và cả lịch sử Đại Việt. 

Nhà vua Trần Duệ Tông dù chỉ có 4 năm trị vì nhưng ông đã để lại nhiều bài học cho các thế hệ sau về ý chí tự cường, liêm khiết, lòng quả cảm và đặc biệt tính cách bảo thủ đã khiến ông đối mặt với kết cục bi thương không chỉ cho ông mà còn cho cả triều đại nhà Trần sau này. Bài viết này đã giải đáp tất cả những thông tin về hoàng đế Duệ Tông, hãy theo dõi 35express để cập nhật tin tức mới nhất nhé!

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating