Nguyễn Thị Nguyệt Hường là ai? Chân dung Chủ tịch TNG Holdings

Photo of author

Nguyễn Thị Nguyệt Hường được biết đến là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam. Ngoài ra, cô từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Hãy cùng 35Express tìm hiểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường là ai trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam bằng cách bấm vào đây hoặc đọc ngay bài viết này nhé!

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Nguyễn Thị Nguyệt Hường là ai?

Nguyễn Thị Nguyệt Hường (1970) sinh ra tại Nam Định. Cô có bằng cử nhân ngôn ngữ ở Nga và ngôn ngữ Anh tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Ngoài ra, cô còn du học thạc sĩ QTKD tại Mỹ. Nguyệt Hường hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam. Cô còn từng là từng là Đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XII, XIIII; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, XIII Hà Nội. Ngoài ra, cô còn trở thành Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Nhưng vì “sai lầm” của cô nên đã bị mất tư cách trở thành đại biểu Quốc hội. Chồng cô là Trần Anh Tuấn. Anh Tuấn là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Cả hai là cặp đôi quyền lực trong giới doanh nhân Việt Nam (Wikipedia).

Nguyễn Thị Nguyệt Hường còn là Tổng giám đốc của VID Group

Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Tên đầy đủ:Nguyễn Thị Nguyệt Hường
Năm sinh:09/04/1970
Tuổi:53 tuổi (tính đến năm 2023)
Quốc tịch:Việt Nam
Nơi sinh sống/ làm việc:TP.HCM
Học vấn:Đại học Ngoại ngữ Hà Nội
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Nghề nghiệp:Doanh nhân
Chồng:Trần Anh Tuấn
Nguyễn Thị Nguyệt Hường chính thức đã bị HĐND TP Hà Nội bãi nhiệm đại biểu HĐND

Xem thêm các thông tin liên quan đến Nguyễn Thị Nguyệt Hường trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây!

Xem Thêm:  Maja Strojek là ai? Cô gái được ví như “thần tiên giáng thế"

Đánh mất con đường chính trị của mình

Ngày 9/6/2016, Nguyệt Hường có tên trong danh sách trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã phát hiện cô có thêm quốc tịch thứ hai: Cộng hòa Malta. Ngày 15/07/2016, Hường thừa nhận mang Quốc tịch Malta. Theo Luật Tổ chức Quốc hội nêu rõ “đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Hai ngày sau, Nguyệt Hường bị mất tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV. Kể từ đó, con đường chính trị của cô xem như “gãy gánh”.

Chủ tịch TNG Holdings Vietnam Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Chân dung Chủ tịch TNG Holdings

Bà chủ hàng chục bất động sản khu công nghiệp

Từ đầu những năm 90, Nguyệt Hường bắt đầu tìm thấy cơ hội kinh doanh của mình. Cô đầu tư chuyển đổi một sân vận động tại Mát-xcơ-va thành một khu chợ. Điều này nhằm mong muốn thu hút người Việt tại Nga đến kinh doanh. Sau đó 1 tháng. không chỉ người Việt mà còn cả người Nga thay nhau xếp hàng mua vé vào chợ. Nhờ đó, cô có những bài học và cả nguồn lực tài chính cho sự nghiệp.

Nguyễn Thị Nguyệt Hường tại một sự kiện của TNG Holdings Việt Nam

Năm 1996, Hường trở về Việt Nam thành lập Công ty Cổ phần Nam Thắng. Công ty chuyên về lĩnh vực xuất khẩu da giày. Khi nhà máy bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất, dời về Khu công nghiệp ở Hưng Yên. Năm 2004, công ty này dừng hoạt động và chính thức chuyển sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp. Hai năm sau, Nguyễn Thị Nguyệt Hường trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VID Group. Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam của cô đang sở hữu 14 khu công nghiệp với khoảng 3.000ha diện tích trên cả nước. Doanh thu năm 2021 của TNG do cô làm chủ tịch, ước tính đạt gần 14.000 tỷ đồng.

Nguyệt Hường khi còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam

Tuy nhiên, Các dự án KCN của cô từng có thời gian dính lùm xùm tố cáo gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước do tình trạng xả thải. Theo dõi ngay Nguyễn Thị Nguyệt Hường để cập nhật các thông tin mới nhất của cô trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây nhé!

Rate this post
Xem Thêm:  Kim Đồng là ai? Tiểu sử về người thiếu niên dũng cảm

Bài liên quan:

Leave feedback about this

  • Rating