Lượm là ai? Chú bé liên lạc dũng cảm hy sinh vì đất nước

Photo of author

Nhắc đến Lượm người đọc sẽ nghĩ ngay đến bài thơ của nhà thơ Tố Hữu được sáng tác trong năm 1949, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bài thơ nói lên chúa bé Lượm với tính cách hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm. Để tưởng nhớ chứ bé Lượm bài thơ đã đưa vào chương trình học lớp sáu kỳ 2. Để biết rõ hơn Lượm là ai? Cùng 35Express đi sâu hơn vào bài viết này nhé!

Lượm là ai?

Thời gian đầu, khi nghe nhắc đến Lượm, hầu như ai cũng nghĩ đây chỉ là tên gọi của chú bé giao liên loắt choắt trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Số đông mọi người cho rằng chú bé Lượm là hình ảnh được nhà thơ Tố Hữu tự xây dựng nên để qua đó minh họa phần nào hoàn cảnh thời chiến của đất nước. Tuy nhiên, mới đây, những người yêu thơ văn Việt Nam gần như “vỡ òa” khi biết chú bé Lượm là một nhân vật có thật.

Xem thêm: Trạng Quỳnh là ai? Chi tiết Tiểu sử về trạng Quỳnh

Dù cậu khá nhỏ tuổi nhưng nhưng lòng dũng cảm của cậu khiến nhiều người phải thật sự nể phục. Sau khi đọc xong bài thơ chúng ta có thể thấy được cậu cam đảm không quên nhiệm vụ vượt qua bao nhiêu nòng súng với hàng ngàn viên đạn để dành lấy sự sống cho đất nước.

Ở ngoài đời, cũng có một “chú bé” – liệt sĩ mang tên Lượm đi hoạt động cách mạng và hy sinh khi mới 14 tuổi. Đó chính là liệt sĩ Nguyễn Thanh, tên thường gọi là Nguyễn Văn Lượm.

Mới đây, thông qua anh Phùng Quang Trung ở Hải Dương – một người trẻ với những dự án phục dựng chân dung liệt sĩ ở các địa phương, mọi người tình cờ biết được thông tin về nguyên mẫu chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu.

Xem Thêm:  Phan Thị Khánh là ai? Nữ nhiếp ảnh gia 8X đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Vỡ òa khi biết chú bé Lượm có thật ngoài đời

Anh Trung cho biết, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (sinh năm 1991), thường trú tại phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, hiện đang làm việc tại thành phố Nha Trang, chính là cháu ruột của liệt sĩ Nguyễn Thanh (tên thường gọi là Nguyễn Văn Lượm). Mới đây, chị đã cung cấp thông tin cho mọi người biết về người bác của mình.

Dựa vào các giấy tờ, tài liệu liên quan thì liệt sĩ Nguyễn Văn Lượm là con trai của ông Nguyễn Tuất. Ông Tuất là hộ tống viên bưu điện, từng làm việc nhiều nơi. Con trai ông là liệt sĩ Nguyễn Văn Lượm sinh năm 1932 tại Quy Nhơn, sau đó theo gia đình vào Nha Trang sinh sống. Năm 1945-1946, liệt sĩ Lượm tham gia hoạt động cách mạng và mất liên lạc với gia đình. Đến năm 1958, gia đình nhận được giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sĩ Nguyễn Văn Lượm. Liệt sĩ Lượm hy sinh năm 1947, lúc đó mới 14 tuổi.

Chia sẻ của em gái ruột chú bé Lượm

Bà Nguyễn Thị Hiền – em gái của liệt sĩ Lượm, hiện đang sống tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.cBà Hiền cho biết, ba của bà là ông Tuất làm bưu điện chuyển qua nhiều cơ quan. Khi về đến Phan Rang – Tháp Chàm làm việc thì định cư hẳn ở đây cho đến lúc mất.

Bà Hiền nhớ lại:

Thời kì chiến tranh, tôi thấy khuya nào ba tôi cũng mở đài nghe một cách chăm chú. Mẹ tôi không hiểu sao ba tôi vẫn giữ thói quen nghe đài hàng đêm, liền nói: “Trên trời máy bay quần miết, ông nghe chi đài mà nghe hoài”. Ba tôi thủng thẳng: “Tôi có việc tôi phải nghe”. Bố tôi không nói rõ, nhưng sau này thì tôi hiểu bố tôi nghe đài vì muốn cập nhật tin tức từ các chiến trường. Thời điểm đó, con trai ông là Nguyễn Văn Lượm, em trai ông là Nguyễn Trọng Quảng đều đi hoạt động cách mạng nhưng bặt tin nên không biết sống chết ra sao. Vì thế mà ba tôi luôn mong ngóng.

Sau nhiều đêm dài mong ngóng, đến tận năm 1975 tức sau khi giải phóng miền Nam, gia đình bà Hiền đã nhận được tin tức của liệt sĩ Lượm, thế nhưng đó lại là tin đau xót nhất.

Bà Hiền nghẹn ngào chia sẻ:

Năm 1975, giải phóng đất nước. Một bữa chú Nguyễn Trọng Quảng, em ruột bố tôi ghé qua Phan Rang – Tháp Chàm tìm đến nhà tôi. Chú Quảng mang bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Lượm và nhiều giấy tờ của anh đưa cho bố tôi. Lúc đó bố tôi mới biết anh Lượm đã hy sinh. Ông lặng đi không nói được lời nào. Ông là người Huế, tính tình điềm đạm, ít nói, ít khi thổ lộ tình cảm. Ông đau xót lắm, nhưng ông nuốt nỗi đau vào trong.
Nhìn ảnh thì anh Lượm rất giống ba, trán cao, gương mặt thông minh. Anh Lượm là con duy nhất của ba tôi và người vợ đầu của ông ở Huế. Khi anh Lượm còn nhỏ, má của anh bị bệnh nặng nên đã vào chùa nương bóng cửa Phật và mất trong chùa. Ba tôi công tác ngành hộ tống viên bưu điện, theo yêu cầu công việc nên cứ di chuyển dần về phía nam, đến thị xã Phan Rang, Tháp Chàm thì làm việc và định cư ở đó. Anh Lượm ở với ba và đi hoạt động cách mạng sớm. Sau này, ba tôi gặp và gắn bó với má tôi là Nguyễn Thị Xinh, sinh năm 1918. Đến tận năm 1959, ba má tôi mới sinh tôi là con đầu.
Má tính cẩn thận, giấy tờ của gia đình má cất kĩ trong tủ của gia đình, trong đó, có giấy tờ của anh Lượm. Bao nhiêu năm trôi qua, bà nội tôi và má tôi hay kể về anh Lượm cho các con cháu nghe. Hình thờ anh Lượm và những câu chuyện khiến mọi người trong gia đình đều thấy gần gũi. Bẵng đi rất lâu, sau khi ba má tôi mất đi, con cháu mở tủ tài liệu và những giấy tờ, thông tin về liệt sĩ Lượm lần đầu tiên được các cháu chia sẻ. Hiện tại, việc cúng giỗ liệt sĩ Lượm duy trì ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tại nhà em trai của tôi là Nguyễn Thanh Sơn, là ba của cháu Nguyễn Thị Thanh Huyền

Chú bé Lượm ngoài đời có họ hàng với nhà thơ Tố Hữu

Liệt sĩ Nguyễn Thanh tức Nguyễn Văn Lượm có mối quan hệ họ hàng với nhà thơ Tố Hữu. Điều này đã được ông Nguyễn Xuân – người nắm chắc gia phả họ Nguyễn ở Huế – khẳng định.

Ông Xuân cho biết:

Theo gia phả thì nhà thơ Tố Hữu – tức Nguyễn Kim Thành là bác họ của liệt sĩ Lượm và cũng là chú họ của tôi. Chú Tuất, bố em Lượm và nhà thơ Tố Hữu là anh em con chú con bác.

Đôi nét tác giả bài thơ Lượm – Tố Hữu

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002) sinh ở Huế và mất tại Hà Nội. Ông được sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo. Ông bắt đầu làm thơ khi mới lên 6,7 tuổi. Tố Hữu bắt đầu đăng thơ lên các mặt báo từ năm 1937 – 1938.

doi-net-tac-gia-bai-tho-luom-to-huu-35express

Năm 1939 ông bị thực dân Pháp giam giữ. Năm 1942 ông vượt ngục, bắt đầu công việc.

Xem Thêm:  Phan Quốc Việt là ai? Tổng giám đốc Việt Á bị tuyên thêm 29 năm tù

Đến năm 1945 ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng Tố Hữu trở thành người lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của đảng và nhà nước. Sau đó ông trở thành nhà thơ lớn của nền văn học nước nhà.

doi-net-tac-gia-bai-tho-luom-to-huu-35express-1

Những tác phẩm nổi tiếng của ông :

  • Từ ấy (thơ, 1946);
  • Việt Bắc (thơ, 1954);
  • Gió lộng (thơ, 1961);
  • Ra trận (thơ, 1972);
  • Máu và hoa (thơ, 1977);
  • Một tiếng đờn (thơ, 1992);
  • Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973);
  • Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981); Nhớ lại một thời (hồi kí, 2000).

Năm 1954 – 1955 nhà thơ đã nhận giải thưởng văn học hội văn nghệ Việt Nam. Giải thưởng ASEAN 1996. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Bài thơ Lượm

Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…

– “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

bai-tho-luom-35express

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
– “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần…

Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.

Ra thế,
Lượm ơi!

Xem Thêm:  Anh thám tử là ai? Chi tiết tiểu sử, sự nghiệp của anh thám tử Vinh Trần

Một hôm nào đó,
Như bao hôm nào,
Chú đồng chí nhỏ,
Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề “Thượng khẩn”,
Sợ chi hiểm nghèo!

Ðường quê vắng vẻ,
Lúa trổ đòng đòng,
Ca-lô chú bé,
Nhấp nhô trên đồng…

Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh.

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…

Lượm có phải la Kim Đồng không

Theo như tác giả Tố Hữu mô tả, chú bé lượm không phải là Kim Đồng. Nhân vật lượm cũng là một trong những tuổi thơ dữ đội của nhiều người.

Xem thêm: Trần Quốc Toản là ai? Tiểu sử về vị anh hùng trẻ tuổi

4.1/5 - (43 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating