Mỗi lần bàn luận đến chuyện đổi mới giáo dục, cải cách giáo dục hay những chuyện tương tự, GS. Hồ Ngọc Đại thường được nhắc đến với lối giáo dục mới rất “khác người”. Khi ông lập ra trường thực nghiệm, có nhiều ý kiến ủng hộ nhưng cũng có ý kiến phản đối. Người ủng hộ coi đó là cách giáo dục hiện đại. Những người phản đối lại nói rằng con người có phải là “đồ vật” đâu mà mang ra “thực nghiệm”. Sách giáo khoa công nghệ giáo dục cũng từng dấy lên một cuộc tranh luận lớn của xã hội. Hãy cùng 35Express tìm hiểu về GS Hồ Ngọc Đại ngay bài viết này nhé!
GS Hồ Ngọc Đại là ai?
Hồ Ngọc Đại (1936) là nhà khoa học giáo dục tại Việt Nam. Ông là kiến trúc sư của chương trình Công nghệ giáo dục gây sốt trên mạng xã hội. Ông học chuyên ngành Tâm lý học tại trường Đại học tổng hợp Lomonosov, Moskva, Liên Xô. Năm 1978, ông sáng lập ra Trung tâm Công nghệ Giáo dục để tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục, công nghệ phát triển con người. Ông ủng hộ việc phát triển nền giáo dục mới, đề cao yếu tố cá nhân, cái tôi của mỗi học sinh, cũng như việc bỏ chấm điểm ở cấp độ tiểu học.
Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của GS Hồ Ngọc Đại
Tên đầy đủ: | Hồ Ngọc Đại |
Năm sinh: | 03/04/1936 |
Tuổi: | 88 tuổi (tính đến 2024) |
Quê quán: | Quảng Trị |
Nơi sinh sống/làm việc: | Hà Nội |
Học vấn: | Đại học tổng hợp Lomonosov |
Nghề nghiệp: | Nhà khoa học giáo dục |
Vợ: | Lê Tuyết Hồng |
Con cái: | 1 đứa |
“Cha đẻ” của giáo dục thực nghiệm
Dành cả cuộc đời để nghiên cứu và cải cách giáo dục
GS Hồ Ngọc Đại là người tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục cả lý thuyết và thực tiễn. Điều này được thực hiện lần đầu tại Trường Tiểu học – THCS – THPT Thực nghiệm khoa học giáo dục (Hà Nội). Đây là nơi đã sản sinh ra nhiều lớp học trò ưu tú và thành danh sau này. Trong số đó có thể kể đến như GS Ngô Bảo Châu; PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu – Bệnh viện ĐH Y Hà Nội. Ông cũng là “cha đẻ” của khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Có thể nói, GS Đại đã dành cả cuộc đời mình chỉ để nghiên cứu công nghệ giáo dục.
Mặc dù ông hoàn thành luận án Tiến sỹ Toán ở Liên Xô, khi về nước, ông có thể theo những mục tiêu lớn lao hơn về Toán học. Nhưng ông chọn lớp 1 với tất cả nhiệt huyết. Bởi theo ông, cải cách giáo dục cần làm từ gốc. Ông bắt đầu từ khi Trường Thực nghiệm tại phố Liễu Giai (Hà Nội) tuyển sinh khóa đầu tiên cho năm học 1978 – 1979 với duy nhất khối lớp 1.
Đôi nét về sách Công nghệ Giáo dục của giáo sư
Năm 1986, bộ sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ra đời. Từ năm học 2013-2014, bộ sách Tiếng Việt 1 của ông được đưa vào các trường tiểu học. Đến nay, gần 50 tỉnh, thành phố sử dụng bộ sách này. Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 được xây dựng trên tinh thần giải pháp Công nghệ Giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại khởi xướng. Chương trình này được triển khai từ năm 1978 tại Trường Thực nghiệm, sau đó mở rộng ra nhiều tỉnh thành khác.
Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục được thí điểm ở nhiều trường tiểu học ở ĐBSCL. Từ năm 2013, sách đã được triển khai tại một số trường tiểu học ở khu vực phía Bắc. Bộ sách do GS Hồ Ngọc Đại chịu trách nhiệm đã gây sóng dư luận. Nổi cộm nhất là cách đánh vần tiếng Việt và dùng dạng ô vuông, tròn, tam giác của ông.
Giờ đã ở tuổi ngoài 80, nhưng ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết với công nghệ giáo dục. Ông là thầy giáo của rất nhiều thế hệ thầy cô giáo vẫn đang “giữ lửa” với nghề. Ngày ngày, vị giáo sư này vẫn truyền thụ kiến thức và đồng hành với học sinh.