Mâm ngũ quả là biểu tượng không thể thiếu trong phong tục tạp quán của người Việt. Trong dịp tết nguyên đán, mọi người thường chuẩn bị bày biện mâm ngữ quả rất công phu để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Trong bài viết này 35Express sẽ hướng dẫn bạn bày mâm ngũ quả đẹp đón Tết đúng phong tục truyền đầy đủ và ý nghĩa nhé.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết Nguyên đán
Mâm ngũ quả là một trong những thứ quan trọng để trang trí trên bàn thờ gia tiên trong những ngày tết của người Việt Nam. Nó mang đến một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành đến với gia chủ.
Theo truyền thuyết mọi vật đều tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu, đó chính là :
- Kim loại (kim)
- Nước (thủy)
- Gỗ (mộc)
- Lửa (hỏa)
- Thổ (đất)
Đây được gọi là ngũ hành. Và nó cũng áp dụng cho mâm củ quả ngày tết. Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời.
Bởi con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt thể hiện sự mạnh mẽ. Chính vì thế, mâm ngũ quả ngày tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Vì thế, người ta thường lưu ý chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa. Nhằm mong muốn sản vật được làm nên từ công sức, mồ hôi, nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời trong thời khắc năm mới.
Từ đó, có thể thấy rằng mâm ngũ quả ngày tết rất quan trọng và lớn lao. Vì thế mỗi gia đình nên chú trọng hơn vào mâm ngũ quả ngày tết.
Cách bày mâm ngũ quả truyền thống đẹp nhất
Mâm ngũ quả của miền Bắc
Ở miền Bắc nải chuối xanh được bày ở giữa cùng nâng đỡ những loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc quả phật thủ vàng, xung quanh là những loại quả khác xen kẽ lẫn nhau tạo thành hình dáng chọn hài hòa về bố cục cho đến màu sắc. Tại đây, việc chưng hoa quả luôn được mọi người quan tâm. Vì vậy, bạn cần biết những gì cần thiết để có được mâm ngũ quả đẹp. Quan trọng là lòng thành của bạn đến với gia tiên của mình.
Mẫu mâm ngũ quả của miền Trung
Miền Trung là nơi có khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi chính vì thế việc trồng hoa quả. Vì vậy, người miền Trung rất dễ tính phong cách trình bày mâm ngũ quả ngày tết, có gì dùng nấy. Mâm ngũ quả của người miền trung gồm: Thanh long, quýt, cam, sung, dứa, dưa hấu, chuối, lê, lựu, nho, mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,…
Sự giao thoa của 2 vùng miền Bắc và Nam nhưng vẫn đảm bảo được sự đầy đủ về ngũ hành tức Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Vì vậy, việc bày mâm ngũ quả được nhiều người để ý nhiều. Với những ai vừa về làm dâu thì hãy học hỏi thêm để ghi điểm nhé!
Mâm ngũ quả của miền Nam
Đối với người miền Nam, năm loại quả thường thấy bao gồm: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Để mâm ngũ quả được đẹp bạn nên để những quả to lên phía trước, còn lại tạo hình quả tháp. Khi chọn mua bạn nên chọn trái có màu xanh, có những đốm vàng. Xoài thì nên có màu vàng đẹp, mãng cầu có dáng đẹp. Việc bày trí quả cũng sẽ dễ dáng và tổng quan trông đẹp mắt hơn.
Mỗi loại trái cây sẽ mang một ý nghĩa riêng như:
- Lê: Quả này có vị ngọt thành ngụ ý làm việc suôn sẻ, thuận buồm xui gió
- Lựu: Là loại quả có nhiều hạt, tượng trưng có con cháu đông đúc
- Đào: Tượng trưng cho sự thăng tiến bền vững
- Thanh Long: Biểu tượng cho sự phát lộc
- Dưa hấu: Hình dáng căng tròn và tròn đầy, mang đến sự ngọt ngào và may mắn
- Dừa: Tượng trưng cho sự đầy đủ, không thiếu
- Sung: Biểu tượng cho sự sung túc, viên mãn
- Đu đủ: Mang đến sự thịnh vượng cho gia chủ
- Xoài: Cầu cho việc tiêu xài đầy đủ cả năm.
Tùy theo từng văn hóa vùng miền nên sẽ có nhiều loại quả kiêng kỵ hay cách sắp xếp khác nhau. Với những con người xa quê thì có thể biến tấu mâm ngũ quả đón Tết.
Một số thông tin vừa rồi chắc hẳn bạn cũng đã biết cách bày mâm ngũ quả đẹp đón Tết đúng phong tục truyền. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho gia đình bạn trong ngày tết. Đừng quên theo dõi 35Express để biết thêm nhiều kinh nghiệm cũng như chia sẻ về ngày tết nhé.
Xem thêm: Mâm cỗ cúng tất niên ở 3 miền gồm những gì? Ý nghĩa của tất niên