Cá rô cây là gì? Bắc kỳ ăn cá rô cây có hàm ý gì?

Photo of author

Bạn đã bao giờ nghe thấy cụm từ “cá rô cây” hay “Bắc kỳ ăn cá rô cây” chưa? Liệu “cá rô cây” có phải là một món ăn mới hay từ này mang ý nghĩ gì khác? Cùng 35express đi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Cá rô cây là gì?

Cá rô cây không phải là món ăn nào mới mà thực chất là một thuật ngữ dân gian Việt Nam, thường được dùng để ám chỉ một tình huống hoặc một vật gì đó không có thật; hoặc có thật nhưng không có giá trị như người ta vẫn nghĩ.

Để giúp bạn hiểu hơn về cụm từ cá rô cây, 35express xin phép trích dẫn một đoạn câu chuyện – nguồn gốc khai sinh ra thuật ngữ này:

“Chuyện kể rằng, ở ngoài Bắc có một gia đình nghèo và hết sức tiết kiệm nên trong các bửa ăn chỉ có ngô khoai, chút ít cơm, luôn luôn là rau luộc với nước muối chớ không có thịt cá gì cả. Ðể có thể ăn các món khó nuốt này, người cha treo giữa bàn ăn một con cá rô bằng gỗ để cả nhà nhìn vào mà tưởng tượng là mình cũng đang ăn thịt cá hẳn hoi. Cậu con trai trong gia đình vì quá thèm thịt cá nên cứ nhìn chằm chằm vào con cá gỗ, và đã bị cha cậu mắng là đồ ham ăn”.

Không rõ thực hư câu chuyện này có phải sự thật hay không, nhưng có thể thấy nội dung câu chuyện đã phản ánh rất rõ tình cảnh nghèo khó lúc bấy giờ của người dân nước ta.

Xem Thêm:  Đi cảnh là gì? Giải thích toàn bộ các nghĩa của từ “đi cảnh”

Bắc kỳ ăn cá rô cây mang hàm ý gì?

Câu “Bắc Kỳ ăn cá rô cây” là một câu nói dân gian của người miền Nam Việt Nam, mang tính chất hài hước, thường được dùng để trêu chọc người miền Bắc. Tuy nhiên, câu nói này không mang ý nghĩa tiêu cực hay xúc phạm, mà chỉ là một cách nói vui để tạo không khí thoải mái trong giao tiếp.

Câu nói này ám chỉ một cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất, đặc biệt là thức ăn, tương tự như câu chuyện ngắn phía trên. Trong quá khứ, có nhiều gia đình ở miền Bắc phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế cũng như lương thực. Đặc biệt là thời điểm những năm 1945 khi Nhật đô hộ miền Bắc nước ta, chúng bắt người dân phá bỏ hết lúa để trồng cây đay. Đồng thời, miền Bắc cũng khá “thiệt thòi” hơn so với miền Nam về mặt sinh thái, lương thực, thực phẩm. Vì thế, suốt một thời gian dài người dân miền Bắc phải sống trong cảnh khó khăn, tiết kiệm từng miếng cơm.

Có lẽ chính vì thế mà bản tính tiết kiệm và chắt chiu ăn sâu trong tiềm thức của người dân miền Bắc. Đến khi Nam – Bắc giao thoa, vì người miền Nam trước giờ vốn được mô tả tính cách bằng từ “xởi lởi”, nên khi họ thấy người miền Bắc quá tiết kiệm thì dần dà đã hình thành câu nói “Bắc kỳ ăn cá rô cây”.

Xem Thêm:  Tổng hợp tool hỗ trợ check sao kê của MTTQ cho quỹ cứu trợ bão YAGI

Nhìn chung, suy nghĩ của người miền Nam lúc đó đều là: “Không hiểu làm sao có thể ăn uống như vậy được.”

Trên mạng, có 1 ý kiến phát biểu về điều này như sau:

“Phải nói là có một sự cách biệt rõ ràng trong nếp sống của người miền Nam và người miền Bắc vào thờI điểm lịch sử đó. Do hoàn cảnh thiên nhiên dễ dàng, người Nam tiêu xài rộng rãi, ăn nói tự nhiên thật tình và thấy đa số ngườI miền Bắc tiện tặn và ăn nói khách sáo rào trước đón sau. Ngược lại người miền Bắc thấy người miền Nam chi tiêu không nghĩ đến ngày mai và cư xử có phần thiếu lịch sự hay tế nhị.”

Bản chất của cụm từ “Bắc kỳ ăn cá rô cây” là một cách nói dí dỏm, thế nhưng nhiều thành phần đã lợi dụng điều này để kích nên mâu thuẫn phân biệt vùng miền. Và đây là một việc làm hoàn toàn không nên cũng như đáng bị lên án.

Người dân Việt Nam bao đời nay vẫn luôn sống với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Điển hình nhất và mới nhất có thể thấy đó là hình ảnh người dân miền Nam đồng lòng hướng về miền Bắc và miền Trung, hỗ trợ khắc phục hậu quả nặng nề mà thiên tai gây ra. Vì thế, cần nghiêm túc bài trừ những hành vi, câu nói, cử chỉ phân biệt vùng miền. Đồng thời mỗi người cũng cần ý thức cao vấn đề này và làm gương cho con cháu, người xung quanh.

Xem Thêm:  Top 5 phần mềm chỉnh sửa ảnh miễn phí tốt nhất 2021

Theo dõi 35express để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất nhé!

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating