Mai Liêm Trực có sự am hiểu về văn hoá phương Tây, tư duy về kinh tế thị trường. Chính những điều này giúp ông nhiều trên bàn đàm phán quốc tế cũng như trong công việc. Hãy cùng 35Express tìm hiểu về Mai Liêm Trực qua bài sau nhé!
Mai Liêm Trực là ai?
Mai Liêm Trực (1944) sinh ra ở Bình Định. Ông sinh ra trong gia đình có 8 người con. Anh ruột của ông, Mai Kỷ, Tiến sĩ ngành luyện kim. Ông từng là Thứ trưởng Bộ Luyện kim, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân số. Em trai của ông là Mai Ái Trực, từng là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Ông là tiến sĩ kỹ thuật thông tin liên lạc. Ông từng giữ chức Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông. Đây được coi là người mở đường cho bùng nổ Internet tại Việt Nam. Ông từng được bình chọn là người có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển của Internet tại Việt Nam trong mười năm gần đây. Được biết, ông tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Dresden. Ông là người thông thạo năm ngoại ngữ.
Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Mai Liêm Trực
Tên đầy đủ: | Mai Liêm Trực |
Năm sinh: | 1944 |
Tuổi: | 80 tuổi (tính đến năm 2024) |
Quốc tịch: | Việt Nam |
Quê quán: | Bình Định |
Học vấn: | Đại học Kỹ thuật Dresden |
Nghề nghiệp: | Tiến sĩ kỹ thuật thông tin liên lạc |
Cha: | Mai Cù |
Anh/em: | Mai Kỷ Mai Ái Trực |
Người có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển của Internet tại Việt Nam
Là người ham học, ông Trực iỏi cả Toán lẫn Văn. Do đó, ông được cử đi thi học sinh giỏi toàn miền Bắc cả 2 môn. Hết phổ thông, ông sang Đức học đại học chuyên ngành vô tuyến điện tại Đại học tổng hợp kỹ thuật Dresden. Đây là đại học tổng hợp kỹ thuật lâu đời nhất của Đức. Ông Trực tốt nghiệp về nước làm. Sau đó quay trở lại Đức làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ.
Khi đang làm Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Tổng cục Bưu điện, ông Trực được cử làm trưởng đoàn chuyên gia bưu điện sang giúp Campuchia. Tại đây, ông giúp xây dựng lại hệ thống bưu chính viễn thông sau khi chế độ diệt chủng Pol Pot bị lật đổ. Thời kỳ đó, ông học được từ nước bạn về tư duy thị trường. Năm 1995-1997, ông là Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Từ 2002 – 2005, ông là Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông. Ông còn là Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam từ 2003 – 2005.
Bí mật trên bàn đàm phán quốc tế
Trong lần đàm phán với Telstra (Úc) về BCC đầu tiên của Việt Nam sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài, nhờ việc hiểu được tư duy thị trường cũng như văn hóa của bạn mà việc đàm phán có kết quả. Thực tế, hai bên đàm phán căng thẳng suốt mấy tháng trời. Khi ấy Việt Nam vừa mới thoát khỏi bao cấp (năm 1988). Lúc đó, nước ta chưa quen với tư duy thị trường.
Việt Nam chưa có bất cứ kinh nghiệm gì nên khi đàm phán luôn sợ bị thiệt. Mỗi lần đàm phán với đối tác về điều khoản hợp đồng, ông phải đi giải trình với Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Đối tác Úc cũng tương tự với sếp của họ. Khi hiểu văn hóa của nhau và dành cho nhau sự tôn trọng thì mới đạt thỏa thuận hai bên. Hợp đồng BCC năm đó là 15 triệu USD. Sau đó thực hiện 1 năm có kết quả tốt nên nâng hợp tác lên gần 130 triệu USD. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận được xác định là Việt Nam 68% – Úc 32%, hợp tác kéo dài tới 10 năm. Và cả 2 bên đều hài lòng.