Nhắc đến Tổng Bí thư Trường Chinh, chúng ta sẽ không bao giờ quên được những đóng góp của ông cho Cách mạng Việt Nam. Bên trong con người tài ba kiệt xuất là một nhà hoạt động cách mạng, một nhà chính trị, tư tưởng và một nhà văn hóa, nhà báo, nhà thơ có nhiều đóng góp. Tất cả góp phần làm nên một người chiến sĩ cộng sản suốt đời đóng góp cho sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc.
TBT Trường Chinh là ai?
Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, ông sinh ngày 09/02/1907 ở Hành Thiện, Xuân Hồng, Xuân Thủy, Nam Định. Ông mất ngày 30/09/1998 tại Hà Nội. Đồng chí sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước, tại một làng quê có bề dày lịch sử, văn hóa. Chính những yếu tố này đã bồi đắp, nuôi dưỡng lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng bên trong đồng chí.
Bước ngoặt đưa đồng chí Trường Chinh đến với con đường cách mạng, trở thành một chiến sĩ cộng sản đó là khi ông tìm hiểu cuốn sách “Đường Kách Mệnh” và một số tác phẩm khác của Nguyễn Ái Quốc. Chính những bước tiếp cận này đã đưa Trường Chinh từ một người có lòng yêu nước mãnh liệt trở thành một người cộng sản kiên trung.
Ảnh chụp TBT Trường Chinh và Bác Hồ
Tiểu sử, lý lịch của Trường Chinh
Tên đầy đủ: | Đặng Xuân Khu |
Bí danh: | Trường Chinh |
Năm sinh: | 1907 |
Năm mất: | 1988 |
Tuổi: | 81 |
Quê quán: | Nam Định |
Sự nghiệp hoạt động cách mạng của TBT Trường Chinh
Trong 10 năm đầu tiên hoạt động cách mạng, đồng chí tham gia vào hoạt động truyền bá đường lối cách mạng của Đảng cho các cán bộ và nhân ta. Thời điểm Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai nổ ra, đồng chí Trường Chinh nắm cương vị là Quyền Tổng Bí thư đã đưa ra chỉ đạo: Cắt cử cán bộ của ta đi khắp nơi chắp nối liên lạc, khôi phục tổ chức cách mạng và cử người sang Quảng Tây đón Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng.
Thời điểm tháng 5 năm 1941, đồng chí Trường Chinh nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư. Với tài năng kiệt xuất, trí tuệ sắc sảo, ông cùng với Trung ương Đảng đã đưa ra những quyết định vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ, giúp cách mạng có những bước tiến lớn. Nổi bật là Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng với chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị này cùng với “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Bác đã có tác động vô cùng to hơn đến toàn Đảng, toàn dân, toàn quân với mục tiêu chống Nhật, cứu nước.
Tại Đại hội Quốc dân tổ chức ở Tân Trào, đồng chí Trường Chinh được Đảng giao cho phụ trách Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Tối ngày 13/8/1945, Ủy ban phát lệnh Tổng khởi nghĩa, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 sau đó đã thành công vang dội.
Trong những năm tháng kháng chiến chống Thực dân Pháp vô cùng gian khổ, đồng chí Trường Chinh cùng Bộ Chính trị đã có những chỉ đạo sâu sắc, đưa cách mạng đi đến thành công. Những cống hiến của đồng chí đặt nền móng vững chắc cho công cuộc đổi mới đất nước sau độc lập.
Năm 1986, nhận thấy rõ tình hình khó khăn của đất nước sau khi hòa bình lập lại, Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, Tổng Bí thư Trường Chinh đã khẳng định: “Đối với đất nước ta, đổi mới là yêu cầu cấp thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn”. Cũng trong Đại hội, Đảng ta trở thành Đảng đổi mới. Đây là một mốc son quan trọng trong sự phát triển của lịch sử cách mạng, một tư duy mới thể hiện cho bước ngoặt trong tư duy lý luận của Đảng ta lúc bấy giờ.
Sự nghiệp của một nhà lý luận, một nhà văn hóa lớn
Với vai trò là một trong những nhà lý luận lỗi lạc của Đảng ta, Tổng Bí thư Trường Chinh đã có nhiều tác phẩm lý luận có giá trị như:
- Cuốn Chống chủ nghĩa cải lương
- Cuốn Vấn đề dân cày (Viết cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
- Chính sách mới của Đảng
- Kháng chiến nhất định thắng lợi
- Bàn về Cách mạng Việt Nam
Qua các tác phẩm này, có thể thấy rõ sự phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề ứng dụng vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước lúc đó đã đưa cách mạng dân tộc đi lên thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Không những là một nhà lý luận chính trị lỗi lạc, đồng chí Trường Chinh còn tham gia với vai trò là một nhà báo cách mạng nổi tiếng của báo chí cách mạng thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Ông cũng là một nhà thơ với bút danh Sóng Hồng. Những áng văn thơ với sức chiến đấu mạnh mẽ nhưng ẩn chứa lòng nhân ái sâu sắc, đánh dấu từng bước trưởng thành của Cách mạng Việt Nam.
TBT Trường Chinh là người có nhiều đóng góp trên mặt trận văn hóa
Tổng Bí thư Trường Chinh là một tấm gương sáng, cả đời phấn đấu vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội và hạnh phúc của nhân dân. Ông là người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng rèn luyện theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Những đóng góp của Tổng Bí thư Trường Chinh cho lịch sử nước nhà sẽ luôn sống mãi với non sông dân tộc. Để biết thêm những thông tin chi tiết về lịch sử hào hùng hay những nhà cách mạng có tấm lòng yêu nước cao cả, theo dõi ngay 35express ngay bạn nhé!