Lê Minh Trí là ai? Chú trọng phát hiện án oan sai

Photo of author

Trong phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã thảo luận về các biện pháp chống án oan sai và ngăn chặn tội phạm trong quá trình tố tụng. Hãy cùng 35Express tìm hiểu Lê Minh Trí là ai trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam bằng cách bấm vào đây hoặc đọc ngay bài viết này nhé!

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí

Lê Minh Trí là ai?

Ông Lê Minh Trí (1960) sinh ra ở TP.HCM. Ông hiện là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, ông còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM. Hiện, ông cư trú tại quận Ba Đình, Hà Nội (Wikipedia).

Lê Minh Trí giải đáp thỏa đáng các câu hỏi của đại biểu Quốc hội

Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Lê Minh Trí

Tên đầy đủ:Lê Minh Trí
Năm sinh:01/11/1960
Tuổi:63 tuổi (tính đến năm 2023)
Dân tộc:Kinh
Tôn giáo:Không
Quốc tịch:Việt Nam
Quê quán:Xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM
Nơi sinh sống/làm việc:Hà Nội
Học vấn:Đại học An ninh
Nghề nghiệp:Chính khách
Nơi làm việc:Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Nhiệm kỳ:08/04/2016 – nay
Viện trưởng Lê Minh Trí nói về ’17 trường hợp bị oan’ khi điều tra, truy tố

Xem thêm những thông tin mới của Lê Minh Trí trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây!

Quá trình công tác

  • 9/1978 – 9/1981: Cán bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh
  • 10/1981 – 9/1986: Học viên Đại học An ninh nhân dân (Hà Nội)
  • 10/1986 – 7/1990: Ông làm Chi ủy viên, Phó Đội trưởng. Bí thư Chi bộ. Phó Trưởng phòng Tham mưu an ninh, Công an TP.HCM
  • 8/1990 – 3/1992: Ông làm Phó Trưởng phòng A12b, Bộ Nội vụ. Thư ký Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)
  • 4/1992 – 2/2000: Cán bộ biệt phái cấp bậc Trung tá an ninh, Thư ký Chủ tịch UBND TP.HCM.
  • 3/2000 – 12/2002: Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND TP.HCM
  • 1/2016 – 4/2016: Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính TW. Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương. Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Nội chính TW.
  • 8/4/2016: Quốc hội khóa XIII, ông được bầu giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bí thư Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
  • 30/1/2021: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được bầu là Ủy viên TW Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026
  • 6/2021: Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Viện trưởng Lê Minh Trí trả lời về vụ án gỗ trắc

Chú trọng phát hiện án oan sai

Phát hiện oan sai

Viện trưởng Trí cho biết, trong nhiều nhiệm kỳ, ngành Kiểm sát luôn xác định chống án oan sai là chủ trương quan trọng. Đồng thời, ngành cũng tập trung ngăn chặn tội phạm trong quá trình tố tụng.

Viện trưởng VKSND Tối cao tại phiên chất vấn

Ban Cán sự Đảng cùng Viện trưởng VKSNDTC đã ra chỉ đạo toàn bộ ngành kiểm sát phải tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ với kiểm sát viên. Đó là làm việc công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn. Trong đó, công minh và chính trực được coi là những phẩm chất nghề nghiệp cốt lõi của kiểm sát viên. Cần thận trọng và khiêm tốn trong phương pháp làm việc. Đó còn là tiêu chí để đảm bảo không xảy ra án oan và lọt tội. Đồng thời giữ vững sự thuyết phục trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Ông Trí đã trả lời về việc chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm

Ông Trí đã ban hành chỉ thị chuyên đề về việc chống án oan sai và chống lọt tội. Trong đó đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Trong quá trình làm việc chuyên môn nghiệp vụ, các kiểm sát viên phải tuân theo đầy đủ quy trình, thủ tục và biện pháp được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Đồng thời kết hợp chặt chẽ công tố và điều tra ngay từ giai đoạn ban đầu. Đặc biệt, họ cần chú trọng đến việc thực hiện 7 biện pháp điều tra cơ bản. Bao gồm bắt, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, hỏi cung, đối chất và nhận dạng.

Toàn cảnh phiên chất vấn

Những giải pháp quan trọng

Theo ông Trí, giải pháp quan trọng khác là cải cách trong công tác cán bộ. Trước tiên, yêu cầu Viện trưởng VKS các cấp phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tình huống tòa án tuyên bị cáo không phạm tội hoặc hủy án để tiến hành điều tra lại. Nếu bị can bị đình chỉ do không phạm tội. Cần tiến hành kiểm điểm và xem xét trách nhiệm của cá nhân, tập thể, cùng với lãnh đạo đơn vị. Đồng thời, cần xem xét trách nhiệm của Viện kiểm sát cấp trên nếu có hướng dẫn hoặc chỉ đạo trong vụ việc hoặc vụ án đó.

Ông Trí trình bày Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV

Để ngăn chặn phát hiện oan sai, cũng như để bỏ loại tội phạm, cần tăng cường thanh tra nghiệp vụ. Đồng thời, tăng cường kỷ luật và kỷ cương. Cũng cần kết hợp với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng cùng với công tác xây dựng ngành sẽ giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong cả công tác Đảng và chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt là trong việc chống oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Viện trưởng trình bày Tờ trình

Kết quả chống oan sai, chống lọt tội phạm những năm qua của ngành kiểm sát giảm.  Việc đình chỉ không cấu thành tội phạm từ 8 năm nay tiếp tục giảm. Có năm thì có 2 con số, tức hơn 10 trường hợp. Có năm chỉ có 1 con số. Theo dõi ngay Lê Minh Trí để cập nhật các thông tin mới nhất của ông trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây nhé!

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating