Sau lễ ông Công ông Táo chầu trời, thì dưới đây 35Express sẽ gợi ý cho bạn ngày đẹp nhất ngày đẹp tỉa chân nhang trong tháng Chạp để bao sái ban thờ. Rút tỉa chân nhang giúp mang lại may mắn, an lành cho người thân và gia đình. Hãy theo dõi bài viết này nhé!
Ngày đẹp tỉa chân nhang cuối năm là ngày nào?
Ngày tốt nhất cuối năm để thực hiện việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân nhang là ngày 24 tháng Chạp, tức ngày 26/1/2022 dương lịch. Và ngày tiếp theo là 26 tháng Chạp, tức ngày 28/1/2022 dương lịch.
Ngày 24 tháng Chạp (26/1/2022) là ngày Kỷ Mão, thuộc ngày Kim Đường Hoàng Đạo, trực Mãn, có sao tốt là Bích thuỷ du, Kim đường, Ngũ hợp, Bảo quang thích hợp cho việc cúng tế thuận lợi, may mắn. Ngày 24 tháng Chạp có giờ lành hợp để thực hiện tỉa chân nhang là giờ Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h).
Vào ngày 26 tháng Chạp (28/1/2022) là ngày Tân Tỵ, thuộc ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo, trực Định, có sao tốt là Thiên ân, Nguyệt ân, Thời âm, Ngọc đường thích hợp cho việc cúng tế, cầu phúc, cầu tự. Thời điểm ngày 26 tháng Chạp có giờ đẹp là giờ Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h).
Như ở trên thì nên chọn vào ngày 24 và 26 tháng Chạp đây là hai ngày có thể thực hiện công việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân hương. Khung giờ thực hiện tỉa chân nhang là vào ban ngày. Không nên thực hiện vào chiều tối và đêm.
Lưu ý: Nên cân nhắc lựa chọn ngày sớm để có thời gian chăm sóc án hương được chu đáo và vẹn toàn.
Cách lau dọn bàn thờ, bát hương
Ai là người tỉa chân hương?
Việc dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang vào các ngày quan trọng như ngày rằm, mùng 1, giỗ tết… Thường được lau dọn người trụ cột trong gia đình. Thông thường người đảm đương việc cúng lễ thường ngày như ông bà, bố mẹ.
Trước khi dọn bàn thờ thì cần phải tắm rửa sạch sẽ tay chân sạch, trong phục gọn gàng nghiêm chỉnh.
Các bước lau dọn bàn thờ cuối năm
Dọn bàn thờ cuối năm có vẻ nghe rất dễ dàng nhưng gia chủ vẫn nên nắm rõ cách thức thực hiện và quy tắc cần thiết. Đồng thởi, nếu thực hiện đúng các bước sẽ mang đến may mắn, an lành cho gia chủ.
Xin phép gia thần, gia tiên
Trước khi rút chân hương, bao sái việc đầu tiên là phải xin tổ tiên để tiến hành lau dọn, sửa soạn. Sau khi hương cháy hết thì bắt đầu công việc dọn dẹp. Chỉ cần nhang cháy đến 2/3 là có thể bắt đầu công việc.
Tiến hành bao sái
Di chuyển đồ thờ (chén nước, đèn, bình hoa,…) xuống bàn bên dưới xếp ngay ngắn không vứt lăn lóc. Dùng khăn sạch rượu gừng pha nước ấm để lau bài vị.
Tỉa chân nhang
Rút tỉa chân nhang nhẹ nhàng bằng cách 1 tay giữ chân nhang một tay rút lẻ. Số chân nhang được nhiều người chọn để nhất là 3 tượng trưng cho thiên thời – địa lợi – nhân hoà.
Chân nhang sau khi rút để gọn sang bên lên miếng vải hoặc giấy sạch. Đốt chân nhang thành tro, đổ vào gốc cây hoặc thả xuống sông, suối khu vực nước sạch. Cấm kỵ vứt bỏ vào thùng rác hoặc nơi ô uế. Tiếp đến dùng rượu gừng để lau quanh bát hương tẩy u uế.
Mời gia thần, gia tiên hồi vị
Bày lễ vật, thắp nhang kính cáo gia thần, gia tiên đã hoàn thành việc bao sái và mời các ngài hồi vị.
Văn khấn lau dọn bàn thờ
Con Nam mô A Di Đà Phật (x3 lần)
Con xin kính lạy :
- Thổ công, Táo quân Vua bếp tại gia
- Con tấu lạy Thần linh đất nước
- Con lạy ông tiền chủ, bà Hậu chủ
- Con lạy Đức Sơn thần, thần linh thổ địa
Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương, con thỉnh Bản Gia Thổ công Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Thần tài Chúa đất, Tiên hậu Thổ chủ, con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá đệ huynh cô di tỷ muội bên nội bên ngoại. Họ ……, Họ ……: Xin ông thần ban thờ, ông thần bát hương cho phép con bao sái bát hương ban thờ.
“Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần)
“Linh xuất lô nhang” (3 lần).
Chắc hẳn bạn đã biết về việc lựa chọn ngày đẹp tỉa chân nhan cuối năm. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn có được kiến thức hay. Đừng quên theo dõi 35Express để cập nhật nhiều bài viết hữu ích nhất nhé.