Câu nói “Dân Thanh Hóa ăn rau má, phá đường tàu” – Nguồn gốc và định nghĩa

Photo of author

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta ít nhiều đã nghe qua câu nói “Dân Thanh Hóa ăn rau má, phá đường tàu”. Vậy cách hiểu đúng nhất của câu nói này là sao? Có thật là người dân Thanh Hóa đã phá hoại đường tàu để có cái ăn hay không? Cùng 35express đi tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc – ý nghĩa câu nói “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu”

Rau má vốn được biết đến là một loại “thảo dược trường thọ” vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rau má không chỉ là vị thuốc mà còn được sử dụng như các loại rau phổ biến khác trong những bữa cơm gia đình hàng ngày.

Thế nhưng, khi gắn “rau má” với người dân Thanh Hóa thì lại có câu nói truyền miệng rằng “dân rau má”, “Ăn rau má phá đường tàu”. Nếu hiểu theo nghĩa đen trên mặt chữ thì đa phần, mọi người đều cho rằng người dân Thanh Hóa đói ăn đến mức độ phải bất chấp phá cả đường tàu để lấy rau má, duy trì sự sống. Hành động này còn đồng nghĩa với việc hủy hoại tài sản công của nhà nước vì mục đích sinh tồn cá nhân.

Tuy nhiên, thực chất câu nói này mang ý nghĩa sâu xa hơn, phản ánh một giai đoạn kinh tế khó khăn của Thanh Hóa, khi mà cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhỏ lẻ và thiếu cơ sở hạ tầng.

Nhà văn, nhà báo Từ Nguyên Tĩnh đã có đoạn chia sẻ về câu nói “Ăn rau má phá đường tàu” này như sau:

“Khi tôi đi bộ đội những năm 1965 – 1975 trên trận địa Hàm Rồng thì đã nghe đến câu nói đó. Có thể khi đó người dân trên cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng rất đói kém nên người dân thường đi tìm kiếm các loại rau để làm thức ăn. Các khu vực rau thường mọc như bò cỏ, ruộng mương đã gần hết, chỉ còn các khu vực quanh đường tàu mới còn nhiều hơn người dân thường dùng liềm để lấy rau, trong đó có rau má.

Thế nhưng trên thực tế, không thể có chuyện lấy rau má mà phá cả đường tàu, vì cây rau má này chỉ mọc trên bề mặt, không có củ, rễ sâu để ăn xuống dưới đường ray mà phải phá cả đường ray để lấy rau má. Có thể một nghệ sĩ dân gian nào đó đã sáng tác ra câu nói trên, đó cũng chỉ là những câu nói trêu đùa như nhiều câu nói trào lọng, tếu táo khác khi thấy nhiều điều lạ thường ở Thanh Hóa”.

Ông cũng cho biết thêm, câu nói “Ăn rau má phá đường tàu” đã được cường điệu hóa, nói quá về người Thanh Hóa. Cũng tùy vào mục đích của người nói, có thể mang hàm ý chê bai, nói xấu người Thanh Hóa, cũng có thể là mang ý nghĩa trào phúng, hài hước.

Xem Thêm:  Đề và gợi ý đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2022

Từ đó, câu nói “Ăn rau má phá đường tàu” đã trở thành một “bài ca” quen thuộc, phóng đại nét đặc trưng của người Thanh Hóa, đôi khi mang theo nụ cười tự trào, đôi khi lại trở thành lời đùa vui, dí dỏm.

Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, hình ảnh cây rau má vẫn gắn liền với người dân Thanh Hóa nhưng mang theo niềm tự hào phản ánh phần nào cuộc sống và tinh thần của người Thanh Hóa trong một giai đoạn lịch sử. Thậm chí hình ảnh cây rau má còn được mở rộng đưa ra thị trường quốc tế.

Tại đấu trường nhan sắc Miss World 2021, Hoa hậu Đỗ Thị Hà, người đẹp xứ Thanh, đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi diện một tà áo dài mang đậm dấu ấn quê hương. Điểm nhấn đặc biệt của trang phục chính là hình ảnh lá rau má – biểu tượng của sự giản dị, bình dị mà không kém phần thanh lịch của người dân Thanh Hóa. Với phần thân áo bằng lưới mỏng, những chiếc lá rau má như được thêu dệt tinh xảo, nổi bật trên nền vải nhung xanh mướt của tà áo, tạo nên một tổng thể hài hòa và đầy ấn tượng.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà chia sẻ với báo chí:

“Dân Thanh Hóa, ăn rau má phá đường tàu. Chắc hẳn rất nhiều người đã từng nghe qua câu nói này nhưng không nhiều người biết được ý nghĩa thật sự đằng sau. Tại Miss World 2021, Hà sẽ mang hình ảnh rau má đặc trưng của vùng đất xứ Thanh đến gần hơn với các bạn khán giả Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Đây cũng là ý tưởng mà đạo diễn Hoàng Nhật Nam đã gợi ý cho Hà trong việc chuẩn bị trang phục trước đó, để Hà có cơ hội được giải nghĩa về câu nói mà bao lâu nay mọi người vẫn lầm tưởng”

Cũng theo nàng hậu xứ Thanh, câu nói này để nói về sự hy sinh thầm lặng của những người con Thanh Hoá trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Họ luôn mang trong mình sự cần cù, chịu thương chịu khó, luôn đứng vững giữa sự khó khăn, cằn cỗi của mảnh đất quê mà chuyển mình vươn dậy.

Xem Thêm:  Ninh Anh Bùi là ai? Couple Ninh - Dương Làm Gì Mà Bị Fan Cũ Quay Lưng?

Người Thanh Hóa và những ảnh hưởng từ phân biệt vùng miền khác

Người Thanh Hóa đến ngày nay vẫn còn đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề khác từ việc phân biệt vùng miền. Có thể kể đến như:

Nạn phân biệt người Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh trong tuyển dụng lao động

Năm 2020, một công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử ở Bình Dương đã dán mẫu tuyển dụng ở ngay công ty với nội dung: “Cần tuyển gấp 20 công nhân nữ, 04 công nhân nam. Điều kiện có kinh nghiệm về ngành điện tử. Trình độ 9/12. Tuổi 18 đến 30. (Không tuyển người thanh hóa, nghệ an, hà tĩnh)”.

Nhiều người đã bày tỏ thái độ bất bình, thất vọng với cách tuyển dụng của công ty này. Một số ý kiến cho hay “tưởng tình trạng này đã biến mất, không ngờ lại tái diễn”.

Một số người dân lao động cũng chia sẻ:

“Công ty ghi hẳn ra không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, mình đọc mình bức xúc nhưng mình biết mình tránh luôn, còn có công ty họ không ghi nhưng khi thấy hồ sơ có liên quan đến 3 tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh thì bỏ qua một bên, không gọi phỏng vấn luôn. Vậy giờ chọn việc công ty ghi hay là không ghi đây?”

“Người ở đâu thì cũng phải đem sức khỏe, trí óc ra để làm việc, để có lương, nuôi sống bản thân, gia đình, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Ở đâu cũng có người tốt, người chưa tốt. Việc doanh nghiệp loại hẳn những người có quê ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh khiến cho chúng tôi cảm thấy khá buồn và sốc”.

Tình trạng phân biệt vùng miền người dân Thanh Hóa trên các trang mạng xã hội

Trên Facebook, Tiktok,… dễ dàng bắt gặp những bài đăng, bình luận, hội nhóm với nội dung mang ý phân biệt, “anti” người dân Thanh Hóa. Nhiều người (không phải quê gốc Thanh Hóa” cũng cảm thấy khó chịu khi đọc phải những nội dung này. Vậy người dân Thanh Hóa khi nhìn thấy thì họ còn tổn thương nhiều như thế nào?

Xem Thêm:  Sự thật chị Google là ai? Cách lấy giọng đọc chị Google

Phân biệt vùng miền có thể bị xử phạt ở góc độ pháp lý

Mặt khác, dưới góc độ pháp lý, vô tình hay cố ý thì lời nói mỉa mai phân biệt có thể xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, tập thể; người phân biệt có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác, căn cứ Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung, nhẹ thì chỉ bị phạt cảnh cáo, nặng thì phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng hoặc mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 5 năm tùy vào mức độ, hành vi vi phạm, ngoài ra người phạm tội có thể chịu các hình phạt bổ sung.

Lời kết

Chúng ta cần chấm dứt việc sử dụng câu nói “người Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” một cách bừa bãi. Đây là một sự xúc phạm không thể chấp nhận đối với những người đã có những đóng góp to lớn cho đất nước. Hãy tôn trọng lịch sử và những con người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; đồng thời vì một dân tộc Việt Nam đoàn kết, kiên cường.

Theo dõi 35express để cập nhật thêm nhiều tin tức khác nhé!

Rate this post

Leave feedback about this

  • Rating