Lê Thành Long là ai? Chân dung Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp

Photo of author

Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Lê Thành Long được Quốc hội bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Hãy cùng 35Express tìm hiểu Lê Thành Long là ai trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam bằng cách bấm vào đây hoặc đọc ngay bài viết này nhé!

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Lê Thành Long là ai?

Lê Thành Long (1963) sinh ra ở Thanh Hóa. Hiện, ông cư trú tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.Ông là một chính trị gia. Hiện ông là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021–2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Kiên Giang. Ông thông thạo tiếng Nga và tiếng Anh. Năm 1982, ông học tại Đại học tổng hợp Azerbaijan. Năm 1987, ông tốt nghiệp cử nhân luật. Ông đã bảo vệ luận án Tiến sĩ về Luật Quốc tế tại Nhật Bản.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Lê Thành Long

Tên đầy đủ:Lê Thành Long
Năm sinh:23/09/1963
Tuổi:61 tuổi (tính đến năm 2024)
Dân tộc:Kinh
Quốc tịch:Việt Nam
Quê quán:Thanh Hóa
Nơi sinh sống/ làm việc:Hà Nội
Học vấn:Đại học tổng hợp Azerbaijan 
Nghề nghiệp:Chính khách
Cấp bậc:Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Phiên họp thứ 25

Xem thêm các thông tin liên quan đến Lê Thành Long trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây!

Xem Thêm:  Lý Gia Hân là ai? Diễn viên Lý Gia Hân kể về giây phút suýt mất mạng

Tóm tắt hoạt động ở ngành Tư pháp

  • 11/1987 – 12/1990: Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp.
  • 12/1990 – 12/1991: Cán bộ Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Kông quốc tế (tại Băng Cốc, Thái Lan).
  • 12/1991 – 4/2003: Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, rồi làm Thư ký Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sau đó đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.
  • 4/2003 – 12/2008: Chuyên viên, sau đó làm Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp.
  • 12/2008 – 10/2011: Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp.
  • 10/2011 – 3/2014: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
  • 4/2014 – 9/2015: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
  • 9/2015 – 4/2016: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
  • 9/4/2016: tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Bộ trưởng Lê Thành Long (phải) cùng tân Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp

Chân dung Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp

Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Ấn Độ

Ngày 3/7/2023, Bộ trưởng Lê Thành Long cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tiếp kiến Ngài Shri Jagdeep Dhankhar, Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng Nghị viện Ấn Độ. Ngài Dhankhar khẳng định quan hệ hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ đã trải qua lịch sử 50 năm. Hai nước có có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và tái thiết đất nước. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng nhắc lại lịch sử 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao của 2 nước. Ông cũng mong muốn quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp của hai nước càng phát triển.

Bộ trưởng Lê Thành Long chụp hình lưu niệm cùng Chánh án tối cao Ấn Độ

Tiếp đó, ông Long đến thăm Tòa án tối cao Ấn Độ. Tại đây, ông có buổi làm việc với Chánh án tối cao D.Y Chandrachud. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng chia sẻ về mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án Việt Nam. Bộ trưởng mong muốn tăng cường trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Đó là các vấn đề chuyển đổi số, giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, đào tạo bồi dưỡng cán bộ tư pháp, … Trong chuyến công tác này, ông cũng đến dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại công viên Kautilya Park, Chanakyapuri. Chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Tư pháp tại Ấn Độ đã thành công tốt đẹp.

Bộ trưởng và Đoàn công tác dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô New Dehli

Xây dựng quy định cụ thể về hình thức đấu giá trực tuyến

Tại phiên chất vấn, Lê Thành Long được nhận câu hỏi về đấu giá trực tuyến. Câu hỏi được đặt ra là làm gì để triển khai thực hiện tốt đấu giá trực tuyến trong thời gian tới? Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh. “Đây là một hình thức rất tốt. Để chúng ta hạn chế một số chứ không phải là tất cả trong quá trình đấu giá hiện nay. Ví dụ như thông đồng, dìm giá hoặc không công khai, minh bạch… Một số các tổ chức đấu giá tài sản tư đã có những trang web và cách thức đấu giá trực tuyến. Còn tài sản công thì bây giờ bắt đầu mới nghĩ tới.”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp trả lời chất vấn

“Bây giờ có khó khăn là kinh phí theo hướng nào, quản lý nó ra làm sao. Đặc biệt là trong cơ chế tự chịu trách nhiệm và cơ chế quản lý thị trường như thế này! Kinh nghiệm quốc tế về đấu giá trực tuyến cũng có rất nhiều kinh nghiệm tốt. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu mô hình này. Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu xem vận hành như thế nào trong thời gian sắp tới”. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thông tin thêm. Theo dõi ngay Lê Thành Long để cập nhật các thông tin mới nhất của ông trên Hay1 – app đọc tin của thanh niên Việt Nam tại đây nhé!

Rate this post
Xem Thêm:  Moon Sua là ai? Em gái được anh trai Moonbin thương hơn cả sinh mệnh

Bài liên quan:

Leave feedback about this

  • Rating