Uống nước có tác dụng gì? có tốt không?

Photo of author

Nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người, uống đủ nước sẽ mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể bạn. Tuy nhiên uống quá nhiều nước sẽ gay ra những tác dụng phụ không mong muốn. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn lý giải việc uống nước có tác dụng gì? Có tốt không? và uống bao nhiêu là đủ tốt cho sức khỏe.

uong-nuoc-co-tac-dung-gi

Uống nước có tác dụng gì?

Uống nhiều nước giúp loại bỏ độc tố, ngăn ngừa mụn: Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố và làm sạch lỗ chân lông. Khi bạn uống đủ nước, các độc tố sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua việc tiết mồ hôi. Vì vậy mà nó có tác dụng ngăn ngừa mụn và trứng cá. Để tăng thêm tác dụng chống mụn trứng cá và giúp da trắng sáng hơn, bạn nên thêm một chút nước cốt chanh vào cốc nước lọc.

Uống nhiều nước giúp thận khỏe: Thận là cơ quan lọc nước duy nhất và nó hoàn toàn phụ thuộc vào nước để hoạt động. Do vậy uống nhiều nước hàng ngày sẽ giúp thân hoạt động hiệu quả và luôn khỏe mạnh, đặc biệt là với những người cao tuổi.

Uống nhiều nước giúp da sáng đẹp hơn:Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp nâng cao khả năng đàn hồi và tăng độ ẩm cho da. Bởi khi uống nhều nước sẽ làm đầy các tế bào. Nhờ vậy mà da mặt trở nên căng minh hơn.

Uống nhiều nước giúp giảm cân hiệu quả: Nước không chứa calo nhưng lại giúp đốt cháy calo. Theo nhiều công trình nghiên cứu, uống nước trước khi ăn sẽ giúp bạn có cảm giác no và ăn ít đi. Vì vậy, thay vì uống các loại đồ uống nhiều calo thì bạn hãy uống nước lọc sẽ giúp bạn kiểm soát cân năng hiệu quả.

Uống nhiều nước giúp giảm căng thẳng: Trong não người có đến khoảng 70% đến 80% nước. Tình trạng thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ của bạn.

Xem Thêm:  Dằn dơ là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng trong đời sống

Uống nhiều nước giúp hỗ trợ tiêu hóa: Để cơ thể có thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, bạn cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nước giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn trong cơ thể và ngăn ngừa táo bón và các hiện tượng bất thường.

Uống nhiều nước giúp phòng chống bệnh tật: Nước giúp giảm tình trạng tắc nghẽn và tăng cường đào thải độc tố ra ngoài cơ thể giúp cơ thể có thể trạng tốt hơn. Đây là bước đầu tiên để phòng ngừa các loại bệnh đặc biệt là cảm cúm theo mùa.

Uống nhiều nước giúp giảm rủi ro mắc bệnh ung thu: Nước giúp duy trì các tế bào luôn được sạch sẽ và có thể góp phần chống lại một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư đường

Uống nhiều nước có tốt không? Dấu hiệu của việc cơ thể bị thừa nước

Uống nước tốt tuy nhiên cần có liều lượng phù hợp, vì nếu quá lạm dụng việc uống nước sẽ dẫn đến hậu quả bị bị thừa nước. Điều này gây nguy hiểm cho cơ thể rất nhiều. Dưới đây là một số tác hại của việc thừa nước:

Tác hại của việc bị thừa nước

  • Uống quá nhiều nước ảnh hưởng đến thận

Thận là cơ quan có chức năng lọc nước, do đó, nếu bạn uống nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận như sỏi thận, yếu thận, suy thận…

uong-nhieu-nuoc-co-tot-khong

  • Hiện tượng chuột rút

Sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút. 

  • Hạ nhanh kali trong máu 

Cách giải phóng nước nhanh nhất khi cơ thể thừa nước là thông qua việc đổ mồ hôi và đi tiểu từ đó làm giảm mức kali trong cơ thể. Nhưng tình trạng này thường xuyên lặp lại trong ngày có thể gây hạ kali với triệu chứng như nôn mửa, huyết áp thấp, tê liệt và tiêu chảy.

  • Gây động kinh 

Uống quá nhiều nước có thể gây căng thẳng quá mức lên tim do lượng máu về tim tăng lên và cũng có thể dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.

  • Sưng các tế bào dẫn đến sưng não
Xem Thêm:  Slot là gì? Ý nghĩa và lưu ý khi sử dụng slot trong từng trường hợp

Trong cơ thể có rất nhiều các ion natri và kali tự do hoạt động như chất điện giải giúp cân bằng chất lỏng giữa tế bào và máu. Khi lượng nước đột ngột tăng nhiều khiến nồng độ chất điện giải giảm, nước di chuyển từ máu vào trong tế bào. Điều này làm cho tế bào sưng lên thậm chí có thể dẫn đến sưng não rất nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Tổn thương não, có nguy cơ tử vong 

Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước.
Ngộ độc nước có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp cực đoan có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Triệu chứng cơ thể bị thừa nước

  • Uống ngay cả khi không khát

Khát là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang cần được bổ sung nước. Tuy nhiên, nếu liên tục uống nước ngay cả khi không khát thì chứng tỏ bạn đang mắc chứng nghiện nước.

  • Nước tiểu trong veo 

Nước tiểu có màu vàng đậm chắc chắn là không tốt cho sức khỏe nhưng nếu trong veo như nước cất thì cũng không hoàn toàn tốt. Vì theo Bệnh viện Cleveland (Mỹ), nước tiểu trong suốt nghĩa là bạn đã uống quá nhiều nước.

Đối với hầu hết mọi người, uống từ 8-10 ly nước một ngày được coi là bình thường. Nhưng điều này không phải áp dụng cho tất cả bởi còn phải tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng, và mức độ tập thể dục của mỗi cá nhân.

  • Đi tiểu thường xuyên, nhiều hơn 10 lần trong ngày 

Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6-8 lần trong một ngày. Nếu bạn thấy mình đi tiểu hơn 10 lần một ngày, có thể bạn nạp nhiều nước hơn nhu cầu cơ thể.

  • Đau đầu, mệt mỏi

Khi uống nhiều nước hơn mức cơ thể cần, hàm lượng natri trong máu giảm, khiến cho các tế bào giãn ra. Kết quả là não có thể bị sưng và bạn có thể bị đau đầu.

  • Tay, môi và bàn chân sưng hoặc đổi màu
Xem Thêm:  Hoa Tuyết Mai là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc hoa Tuyết Mai

Trong nhiều trường hợp hạ natri máu khiến da tay, chân và môi đổi màu. Ngoài ra, khi các tế bào khắp cơ thể bị sưng lên, da cũng có xu hướng sưng theo. Hơn nữa, những người uống quá nhiều nước cũng có thể tăng cân đột ngột do nước trong máu dư thừa. 

Uống nước bao nhiêu là đủ tốt cho sức khỏe

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày bạn nên uống 2 lít nước. Tuy nhiên, lượng nước này còn phụ thuộc vào môi trường, thể trạng, chế độ dinh dưỡng…

Nếu bạn thường xuyên vận động thể chất hay ngồi máy lạnh cả ngày thì cần cung cấp cho cơ thể lượng nước nhiều hơn. Vào mùa hè thì cần uống nhiều nước hơn so với mùa đông. Ngược lại, nếu bạn là người tiêu thụ nhiều rau và trái cây thì có thể uống ít nước hơn bởi trong rau và trái cây cũng có chứa một lượng nước nhất định.

Tiến sĩ William Roberts, người sáng lập Viện Y học Thế giới đã đưa ra vài lời khuyên sau:

  • Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà nên uống cách khoảng để cơ thể hấp thụ từ từ sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
  • Không nên đợi khát mới uống nước, bởi vì khát đã là dấu hiệu báo động cơ thể đang mất nước khá nhiều. Do đó, bạn nên chủ động uống nước vào nhiều thời điểm trong ngày để tốt hơn cho sức khỏe.
  • Quan sát nước tiểu để xem lượng nước bạn nạp mỗi ngày là đã đủ liều chưa. 

Nước rất cần thiết cho cơ thể tuy nhiên uống nước ít lại không tốt cho sức khỏe mà uống nước nhiều cũng gây hại cho sức khỏe. Chính vì thế bạn cần lắng nghe cơ thể mình và cung cấp lượng nước phù hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Leave feedback about this

  • Rating