Shopee là cái tên mà hầu như ai ở nước ta cũng đều biết đến. “Shopee mua gì cũng có”, chỉ cần lên Shopee, mọi thứ mà bạn cần lúc này đều có sẵn. Nhiều người vẫn thắc mắc không biết Shopee là của ai? Tại sao Shopee lại phát triển mạnh như vậy. Hãy cùng 35Express tìm hiểu ngay thôi nào.
Đôi nét về Shopee
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore. Thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li, cho đến mãi năm 2015, Shopee mới được giới thiệu lần đầu tiên.
Thuộc sở hữu của tập đoàn SEA lớn mạnh, hiện nay Shopee đã có mặt trên nhiều quốc gia. Phải kể đến là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philipines và Brazil.
Ra đời với định hướng là một sàn giao dịch thương mại điện tử. Shopee nhắm thẳng đến đối tượng khách hàng sử dụng điện thoại di động. Phục vụ như một trang mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng.
Shopee phát triển rất mạnh ở cả trang web và app điện thoại. Theo số liệu nghiên cứu trong quý 2/2019, app shopee có đến 40 triệu lượt tải về tại Việt Nam. Vượt xa những cái tên khác như Lazada, Sendo, Tiki,…
Hình thức kinh doanh của Shopee tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Shopee bắt đầu phát triển mô hình kinh doanh là C2C marketplace. Tức là Shopee sẽ là trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau.
Nhưng sau khi nhận thấy nhu cầu cao ở Việt Nam, Shopee dần chuyển sang mô hình B2C (doanh nghiệp đến với người dùng). Shopee sẽ tính phí ở người bán gồm có phí đăng bán và % hoa hồng.
Ngoài hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, Shopee còn duy trì mức ổn định của mình thông qua việc phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu của Shopee (IPO) nằm trên sàn chứng khoán New York (NYSE) vào tháng 10/2017 với trị giá 1 tỷ đô la Mỹ.
Năm 2015, Shopee được trao giải thưởng “Khởi nghiệp của năm tại Singapore”. Shopee đang là cái tên phủ sóng thị trường thương mại điện tử ở nước ta. Không ai là không biết đến cái tên Shopee.
Shopee là của ai?
Như ở trên 35Express đã chia sẻ, Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA nên không hề thuộc về bất kỳ ai. Người sáng lập ra Shopee đang nắm 35% cổ phần của Shopee. Tencent – Tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, sở hữu 39.7%. Giám đốc công nghệ của SEA là Gang Ye sở hữu 10%. Số % cổ phần còn lại thuộc về các cổ đông nhỏ khác trong công ty.
Shopee đến với nước ta vào tháng 8 năm 2016. Hiện tại, người đứng đầu của Shopee tại Việt Nam là ông Pine Kyaw, người Singapore. Giám đốc điều hành cũ của Shopee là ông Trần Tuấn Anh.
Ông Trần Tuấn Anh từng tốt nghiệp xuất sắc trường Kinh doanh Foster tại Đại học Washington (Mỹ). Ông còn là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của trường Kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ). Có thể nhận thấy ông là một con người rất tài năng, có trí tuệ. Là người đã đưa Shopee đến gần với khách hàng.
Hướng đi mới của Shopee Việt Nam
Nhận thấy nhu cầu mua sắm online của khách hàng ngày càng tăng. Shopee đã thành lập thêm Shopee Mall và Shopee quốc tế cho khách hàng.
Shopee Mall là nơi mà khách hàng có thể yên tâm mua sắm hàng hóa mà không lo về vấn đề hàng giả. Nơi đây tập hợp nhiều thương hiệu lớn thuộc mọi ngành hàng từ đời sống cho đến thời trang.
Đối với ngành hàng quốc tế, khách hàng sẽ mua được những món đồ mình thích từ nước ngoài. Giá thành rất rẻ và phí ship đồng giá 10 nghìn đồng.
Để khuyến khích khách hàng mua sắm nhiều hơn, Shopee tung ra nhiều những mã khuyến mãi. Kể đến như những mã giảm giá, mã hoàn xu, miễn phí vận chuyển,… Không những vậy, những ngày hội mua sắm diễn ra hàng tháng.
Các chính sách của Shopee
Để khách hàng yên tâm hơn trong mua sắm, Shopee liên kết với các đơn vị giao hàng uy tín, đảm bảo chất lượng nguồn hàng được giao. Khách hàng sẽ được đổi, trả hàng và bảo hành nếu có nhu cầu.
Chính sách giao nhận vận chuyển
- Sau khi nhận được đơn hàng từ người mua, Shopee sẽ chuyển thông tin đơn hàng đó đến người bán và xác nhận hình thức giao dịch.
- Nhân viên nhận hàng của Shopee sẽ đến tận nơi đăng ký kinh doanh của người bán để nhận hàng.
- Thời gian giao hàng bắt đầu tính khi đơn hàng được người bán chuyển cho người nhận hàng.
Điều kiện bảo hành đối với hàng hóa
- Còn thời hạn bảo hành (dựa trên tem/phiếu bảo hành/hoặc thời điểm kích hoạt bảo hành điện tử)
- Còn tem/phiếu bảo hành
- Sản phẩm bị lỗi kỹ thuật
- Các sản phẩm bị bể, biến dạng do người sử dụng và hết thời gian bảo hành sẽ không được bảo hành tại Shopee.
Nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng, mọi yêu cầu của khách hàng đều được giải quyết nhanh chóng nhất.
Trên đây là tất cả thông tin về Shopee, Shopee là của ai và người đứng đầu Shopee Việt Nam. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về kinh tế, thương mại. Những bài viết tiếp theo của 35Express chắc chắn sẽ khiến bạn phải kinh ngạc. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất nha
Xem thêm: Số Hotline tổng đài Grab hỗ trợ lái xe và khách hàng 24/7