Nam cao là một trong những tác giả nổi tiếng với những tác phẩm để đời được người người ngưỡng mộ. Các tác phẩm của ông đều có phong cách riêng độc đáo. Với ý thức nghệ thuật độc đáo, mang tính khai phá, Nam Cao đã tạo ra một thế giới hiện thực phản ánh từ bên trong, từ bề sâu của nó. Hãy cùng 35Express tìm hiểu về Nam Cao qua bài này nhé!
Nam Cao là ai?
Tên khai sinh của ông là Trần Hữu Tri (1915 – 1951) sinh ra ở Hà Nam. Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ. Ông có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu ở thế kỷ 20. Đây là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945. Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, Nghệ thuật. Ngày 30/11/1951, trên đường đi công tác vào vùng địch hậu, nhà văn đã bị phục kích và hy sinh.
Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Nam Cao
Tên đầy đủ: | Trần Hữu Tri |
Bút danh: | Nam Cao |
Năm sinh: | 29/10/1915 |
Năm mất: | 30/11/1951 |
Tuổi: | 36 tuổi |
Quốc tịch: | Việt Nam |
Quê quán: | Hà Nam |
Nghề nghiệp: | Nhà văn Nhà thơ Nhà báo |
Miệt mài cống hiến cho nền văn học nước nhà
Ông được gia đình chăm lo việc học hành chu toàn để ông có vốn liếng tri thức vào đời. Tuy nhiên, cuộc sống và đời viết của ông trải qua nhiều lận đận. Ông từng phải vào Nam ra Bắc lăn lộn kiếm sống. Vào Sài Gòn, ông làm thư ký cho một hiệu may. Sau đó trở ra Bắc dạy học ở Hà Nội, rồi lại về dạy học ở quê. Suốt những ngày tháng khó khăn đó, ông vẫn miệt mài sáng tác. Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi do Nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) ấn hành. Khi đó, bút hiệu Nam Cao được đón nhận như một hiện tượng văn học.
Sau này, khi in lại trong tập Luống cày, Nam Cao đổi tên thành Chí Phèo. Sau tác phẩm này, hàng loạt truyện ngắn xuất sắc của ông ra đời. Ông xoay quanh chủ yếu 2 đề tài là nông thôn – người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội Việt Nam cuối giai đoạn 1930-1945. Trong những tác phẩm của mình, ông bộc lộ một tài năng văn chương xuất sắc.
Cây bút tài hoa của văn chương Việt Nam
Về đề tài, ông chọn kể những “góc khuất” của làng quê Việt Nam. Góc nhìn của ông còn là cuộc sống mòn mỏi không lối thoát của trí thức tiểu tư sản nghèo để miêu tả, phản ánh. Trước Cách mạng tháng Tám, các nhân vật của ông gần như đều bế tắc. Với hơn hai chục truyện ngắn viết về nông dân (Chí Phèo, Lão Hạc,…) ông đã dựng lên bức tranh về nông thôn Việt Nam những năm 1940-1945. Nhà văn thường đi vào cuộc sống những kẻ cùng khổ, thấp cổ bé họng, bị ức hiếp nhiều nhất. Người đọc thấy được những nỗi đau, sự tuyệt vọng, bất lực; thấy quyền sống, quyền làm người của nhân vật bị tước đoạt.
Câu chuyện về những người trí thức nghèo được ông miêu tả một cách tỉ mỉ và sâu sắc.Trong mảng sáng tác sau cách mạng, ông có nhiều sáng tác có giá trị đặc sắc và tiêu biểu. Nhật ký ở rừng (1948) thể hiện niềm yêu thương ấm áp đối với quần chúng miền núi chất phác mà thiết tha với cách mạng. Truyện ngắn Đôi mắt (1948) là truyện ngắn thành công nhất của ông trong kháng chiến.