Cái chết của vị vua hiền đức Lê Nhân Tông khiến các quan văn võ xót thương. Hãy cùng 35Express tìm hiểu về Lê Nhân Tông qua bài này nhé!
Lê Nhân Tông là ai?
Lê Nhân Tông (1442-1459) tên huý là Bang Cơ. Ông là con thứ của Lê Thái Tông. Ngày 16/11/1441, ông được lập là Hoàng Thái tử. Năm 1442 ông lên ngôi vua đổi niên hiệu là Thái Hoà. Về sau ông đổi niên hiệu là Diên Ninh. Do lên ngôi khi còn nhỏ, bà Nguyễn Thị Anh, mẹ vua được tôn làm hoàng thái hậu, phải buông rèm nhiếp chính, quyết đoán việc nước. Đến năm 1453, vua được 12 tuổi, có thể coi chính sự, thái hậu trả lại quyền chính cho vua và lui về hậu cung. Ngay sau khi bắt đầu đích thân coi chính sự, vua ân xá cho công thần từng có tội, cứu giúp người có hoàn cảnh khó khăn. Ông mất năm 1459 do bị sát hại.
Tóm tắt tiểu sử, lý lịch của Lê Nhân Tông
Tên húy: | Lê Bang Cơ |
Tên thường gọi: | Lê Nhân Tông |
Niên hiệu: | Thái Hòa (太和 1443 – 1453) Diên Ninh (延寧 1454 – 1459) |
Năm sinh: | 28/05/1441 |
Năm mất: | 25/10/1459 |
Tuổi: | 18 tuổi |
Quốc tịch: | Việt Nam |
Chức vị: | Vua (Hoàng triều Lê) |
Thân phụ: | Lê Thái Tông |
Thân mẫu: | Tuyên Từ Hoàng thái hậu |
Vị vua tài đức vẹn toàn
Sử sách mô tả ông là vị hoàng đế đức độ, coi trọng Nho học. Ông không đam mê tửu sắc, và biết nghe can gián. Nước Đại Việt dưới thời trị vì của ông đã giữ được sự ổn định cao, kinh tế và giáo dục có sự đổi mới mạnh mẽ, đường xá, cầu cống được xây mới, nông nghiệp phát triển. Dưới thời trị vị của ông, đại quân của nhà Lê còn đánh bại vua Chiêm Bí Cai. Nước Đại Việt sáp nhập xứ Bồn Man, mở mang bờ cõi.
Vua giảm sưu thuế, ban thưởng cho công thần. Vua iêu diệt thảo khấu, loạn đảng, bình định ngoại bang… khiến triều thần kính nể, nhân dân no ấm, đất nước phồn vinh. Ông độ lượng với các công thần khai quốc nhưng lỡ có tội và bị xử tử. Có thể nói ông là một trong những vị minh quân hiếm có trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông là vị vua tài đức vẹn toàn và rất được lòng dân.
Cái chết thảm của một vị vua
Tuy nhiên, năm 1459, ông bị chính anh cùng cha khác mẹ Lạng Sơn Vương – Lê Nghi Dân sát hại trong binh biến đoạt ngôi vị. Điều này khiến bá quan và dân chúng không khỏi xót thương, oán thán. Ngày 03/10/1459, Nghi Dân mua chuộc được cấm vệ quân. Đêm đến, ông cùng các thủ hạ bắc thang vào tận trong cung cấm giết vua Nhân Tông. Hôm sau, Hoàng thái hậu cũng bị hại, lúc đó bà 38 tuổi. Ngày 23/09/1459 (âm lịch), vua Nhân Tông được an táng ở Mục Lăng, Lam Sơn.
Lê Nghi Dân vì mang trong mình mối hận thù bị truất ngôi kế tự do mẹ mình là Lê Thị Bí làm việc tội, mà đã giết vua để giành lấy ngôi vị nên khiến cho lòng người không khuất phục. Sau đó các vị đại thần làm chính biến, lật đổ Lê Nghi Dân. Họ đưa Hoàng tử Lê Tư Thành (tức Hoàng đế Lê Thánh Tông) lên ngôi vua.