Giáo sư Tôn Thất Tùng là một trong những người có cống hiến vô cùng lớn cho nền Y khoa Việt Nam. Ông chính là người nghiên cứu thành công “phương pháp cắt gan khô” hay còn gọi là “phương pháp Tôn Thất Tùng”. Cùng 35Express tìm hiểu ngay Giáo sư Tôn Thất Tùng là ai? Tiểu sử vị bác sĩ Việt Nam nổi tiếng thế giới qua bài viết dưới đây.
Giáo sư Tôn Thất Tùng là ai?
Tôn Thất Tùng (1912 – 1982) là một bác sĩ phẫu thuật người Việt Nam, nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Ông được biết đến là tác giả của “phương pháp cắt gan khô” hay còn được gọi là “phương pháp Tôn Thất Tùng”.
Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô, Hội viên Hội quốc gia những nhà phẫu thuật Cộng hòa Dân chủ Đức, Viện sĩ Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris, Hội viên Hội các nhà phẫu thuật Lyon (Pháp), Thành viên Hội Quốc gia các nhà phẫu thuật Algieria. Là một giáo sư, đào tạo ra nhiều thế hệ bác sĩ tài năng tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Ông từng giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn (Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức bây giờ), nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại khoa – Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Con trai của ông là Tôn Thất Bách cũng trở thành một nhà y khoa danh tiếng ở Việt Nam. Wikipedia
Tóm tắt lý lịch, tiểu sử Giáo sư Tôn Thất Tùng
Tên thật: | Tôn Thất Tùng |
Ngày sinh: | 10/05/1982 |
Ngày mất: | 07/05/1912, Hà Nội |
Quê quán: | Thừa Thiên Huế |
Học vấn: | Trường Y Dược Toàn cấp Đông Dương |
Học vị: | Giáo sư |
Nghề nghiệp: | Bác sĩ phẫu thuật |
Danh hiệu: | Anh hùng Lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh |
Vợ/chồng: | Vi Thị Nguyệt Hồ (kết hôn năm 1944) |
Cha/mẹ: | Tổng đốc Thanh Hóa Tôn Thất Niên (Cha) Hồng Thị Mỹ Lệ (Mẹ) |
Con: | Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm, Tôn Thất Bách |
Anh/chị/em ruột: | Tôn Nữ Hường An, Tôn Thất Viên, Tôn Thất Văn, Tôn Thất Bật |
Cháu nội/ngoại: | Tôn Hiếu Anh, Tôn Hiếu Thảo |
Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh ra ở Thanh Hóa. Gia đình ông thuộc dòng dõi quý tộc triều Nguyễn. Bố ông là Tổng đốc, sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa. Sau khi ông mất, mẹ ông mới đưa gia đình về lại quê ở Huế để sinh sống. Gia đình ông sống tại thôn Dương Xuân Thượng, nay thuộc Phường Đúc.
Giáo sư Tôn Thất Tùng và chặng đường đến với Y học
Dù sinh ra trong gia đình quý tộc nhưng ông Tôn Thất Tùng không muốn theo nghiệp làm quan của gia đình. Năm 1931, ông một mình ra Hà Nội và theo học tại trường Trung học Bảo Hộ (Trường Chu Văn An ngày nay). Năm 1935, ông thi đậu vào trường Y Dược Toàn cấp Đông Dương. Đây là ngôi trường Y duy nhất của cả Đông Dương và là thành viên của Viện Đại học Đông Dương.
Vì là thí sinh bản xứ nên ông không được tham dự các kỳ thi “nội trú”. Bởi vì thực dân Pháp không muốn dân thuộc địa giỏi hơn dân chính quốc. Thời gian học tại đây, ông làm việc ngoại trú tại Bệnh viện Phủ Doãn. Năm 1938, sau khi đấu tranh đòi quyền lợi, chính quyền thực dân đã phải tổ chức kỳ thi nội trú đầu tiên cho dân bản xứ. Ông thành công vượt qua một cách xuất sắc. Trở thành người duy nhất mở đầu cho tiền lệ sau này.
Trong giai đoạn học tập tại đây, ông bắt đầu nghiên cứu sâu về gan của người bệnh có giun chui vào đường mật. Sau khi phẫu thuật hơn 200 tử thi bằng một con dao thô sơ, ông đã vẽ ra các mạch máu và sơ đồ chiếu của gan. Thành công bảo vệ luận án bác sĩ “Cách phân chia mạch máu của gan”. Ông đã vinh dự nhận được Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris. Luận án này cũng trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông sau này.
Giáo sư Tôn Thất Tùng và nền y học Việt Nam hiện đại
Giai đoạn sau năm 1945, Giáo sư Tôn Thất Tùng bắt đầu làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thời gian làm việc tại đây, ông nghiên cứu và xuất bản cuốn sách đầu tiên của nước Việt Nam mang tên “Viêm tụy cấp tính và phẫu thuật”.
Sau khi đảm nhận vị trí Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn, ông bắt tay cùng giáo sư Hồ Đắc Di xây dựng trường Đại học Y Dược Hà Nội. Trong thời chiến tranh, ông cùng đội ngũ y bác sĩ khác tận tình cứu chữa thương, bệnh binh. Đến năm 1947, ông Tôn Thất Tùng được cử làm Thứ trưởng Bộ Y tế, kéo dài mãi đến năm 1961.
Dành trọn một đời cứu chữa người, là thầy thuốc ưu tú. Năm 1960, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã nghiên cứu thành công phương pháp phẫu thuật gan có tên “phương pháp mổ gan khô”. Sau này được gọi là “phương pháp Tôn Thất Tùng”. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ Y khoa hiện đại của Việt Nam.
Những thành tựu, cống hiến đáng ngưỡng mộ của Giáo sư Tôn Thất Tùng
Luôn đam mê nghiên cứu Y khoa, giáo sư Tôn Thất Tùng đã có những thành tựu và cống hiến không nhỏ cho nền y học Việt. Ông không chỉ được Việt Nam mà còn được thế giới công nhận. Cho đến khi mất, ông đã để lại đến 123 công trình nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, ông còn dành được nhiều danh hiệu lớn gồm:
- Danh hiệu Anh hùng Lao động
- Huân chương Hồ Chí Minh (1992)
- Huân chương Lao động hạng Nhất
- Nhận về huân chương Chiến sĩ hạng Nhất
- Huân chương Kháng chiến hạng Ba
- Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996)
Năm 2000, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã có tên trong giải thưởng Y khoa mang tên: Giải thưởng Tôn Thất Tùng. Nhiều con đường ở Việt Nam cũng được đặt tên theo tên ông. Mới đây, giáo sư còn được Google tôn vinh kỷ niệm ngày sinh vào ngày 10 tháng 5 năm 2022. Ông là người Việt Nam thứ 4 được Google vinh danh.
Trên đây là một số thông tin mới nhất về Giáo sư Tôn Thất Tùng là ai? Tiểu sử vị bác sĩ Việt Nam nổi tiếng thế giới mà 35Express chia sẻ đến bạn. Hãy xem thêm nhiều bài viết liên quan để cập nhật thêm tin tức, sự kiện hot mỗi ngày nhé!